Chúng ta đã được biết rằng con người thường không nhận thức được những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng thế nào tới con người chúng ta, đặc biệt là sự MAY MẮN. Và giờ tại phần này chúng ta sẽ cùng phân tích thử xem may mắn trên thực tế là những gì và chúng tác động vào những trường hợp thành công ra sao.
Nếu bạn chưa đọc Phần đầu tiên của bài viết, click vào đây để không bị lạc trôi trong bài này: https://blog.codegym.vn/2020/10/01/may-man-1/
Lấy người chơi khúc côn cầu trên băng làm ví dụ đi. Nếu bạn hỏi một vận động viên khúc côn cầu chuyên nghiệp làm sao để vươn tới được giải đấu danh giá như NHL (National Hockey League), khả năng bạn sẽ nhận được câu trả lời về sự chăm chỉ, kiên định của bản thân, người huấn luyện viên tuyệt vời, sự ủng hộ của gia đình và còn nhiều thứ nữa đại khái là như vậy, nhưng chắc sẽ chẳng ai hiểu rằng họ thật may mắn khi được sinh vào Tháng 1. Trên thực tế, trong rất nhiều năm, 40% vận động viên chuyên nghiệp được đi những giải đấu lớn đều sinh trong Quý 1 so với chỉ 10% sinh trong Quý 4.
Một ngày sinh nhật sớm có thể khiến bạn hơn 4 lần thích hợp hơn để trở thành một vận động viên khúc côn cầu chuyên nghiệp. Để phân tích kỹ hơn sự việc này, chúng ta có thể cho rằng là do hạn chót tuyển chọn của các giải đấu khúc côn cầu cho trẻ em là Ngày 1 Tháng 1 mỗi năm. Người ứng viên được sinh đầu năm thường trưởng thành hơn do đó cao lớn hơn và nhanh nhẹn hơn những đứa trẻ được sinh vào cuối năm. Giờ thì bạn sẽ nghĩ rằng khi chúng lớn lên thì sự khác biệt đó sẽ dần hẹp lại và chẳng còn đáng kể, nhưng thực ra lại không phải vậy. Bởi những đứa trẻ được cho là có hứa hẹn nhất thường được trải nghiệm sân băng nhiều hơn, tham gia giải đấu nhiều hơn, nơi mà chúng nhận được sự huấn luyện kỹ lưỡng hơn và phát triển kỹ năng nhiều hơn. Và những lợi thế này hợp lại với nhau qua thời gian, bởi vậy tới lúc chúng vươn được lên những giải đấu chuyên nghiệp, ngày sinh sẽ thiên về những ngày đầu năm.
Ấy vậy mà có vận động viên khúc côn cầu trên băng nào thực sự thấy biết ơn vì ngày sinh ngày của mình không? Khả năng cao là không. Và chúng ta cũng như vậy, phần lớn hoàn toàn chẳng để ý tới những sự kiện đã tình cờ đẩy chúng ta tới sự thành công. Có lẽ sự may mắn dễ nhận biết nhất đó là việc được sinh ra ở một đất nước phát triển; khoảng một nửa sự khác biệt về mức thu nhập của mọi người trên toàn Thế Giới có thể được giải thích bởi đất nước họ cư trú và mức thu nhập trung bình của đất nước. Giả dụ như bạn sinh ra ở Burundi, tức là đất nước có tổng bình quân thu nhập đầu người chỉ rơi vào 730$/năm (khoảng 17 triệu VND/năm), thì chẳng còn quan trọng bạn thông minh bao nhiêu hay nghe lời dạy anh Huấn bao nhiêu; khả năng cao bạn vẫn sẽ chẳng thể có được thu nhập cao như một người bình thường ở những đất nước phát triển.
Giờ thì sẽ có khá nhiều người cảm thấy bị đả kích khi bạn chỉ ra rằng may mắn quan trọng cỡ nào đối với sự thành công của họ và cũng dễ hiểu thôi. Nếu như tất cả chúng ta đều chỉ là sản phẩm của môi trường và hoàn cảnh, thì chẳng phải tất cả sự cố gắng và tài năng của chúng ta sẽ đổ sông đổ bể hết sao? Nhiều người cho rằng thành công bắt buộc phải đến nhờ một trong hai, hoặc là KỸ NĂNG hoặc là MAY MẮN, nhưng sự thật thì bạn cần CẢ HAI.
2 comments On Cần cù thì bù siêng năng nhưng thiếu may mắn liệu có Thành Công? Phần 2
Pingback: Hoặc là chăm chỉ hoặc là bạn ăn may? – CodeGym Blog ()
Pingback: Nghịch lý cho sự “Thành công”?! – CodeGym Blog ()