Khi tiếp xúc với một người,điều gì từ họ khiến bạn chú ý?tiêu chí nào sẽ được bạn lựa chọn để đưa ra quan điểm về họ?Đời người vốn ngắn,nên tuổi đời con người không nói lên bạn là con người như thế nào,huống hồ chỉ mới biết cầm đũa trước vài năm mà đánh giá thấp suy nghĩ của người khác thì đâu có được!Con người sống bằng suy nghĩ,giao tiếp bằng lời nói,và suy nghĩ lời nói được hình thành trong quá trình học tập trải nghiệm cuộc sống.Gìa đầu mà cả đời chưa ra khỏi lũy tre làng,cầm đũa thành thạo mà không có ý thức tự giác,vẫn chờ mẹ mớm thì phải thấy hổ thẹn khi đối diện với những người,trẻ hơn thật đấy,nhưng họ từng trải,họ vào đời sớm hơn bạn tưởng rất nhiều,họ đối mặt với sóng gió ngoài đời nhiều hơn thời gian bạn vui chơi tuổi trẻ.họ có những suy nghĩ rất khác,đơn giản nhưng không hề tầm thường,thậm chí những suy nghĩ ấy đi trước thời đại cả chục năm.Steve Jobs,nhà lãnh đạo thiên tài,đã dùng chính cuộc đời mình dạy chúng ta điều đó,xa hơn nữa,ngời có suy nghĩ khác thường như Galile,người bị coi là điên khùng thời bấy giờ chỉ vì một quan điểm mà không ai công nhận,để rồi giờ đây,toàn nhân loại phải hối hận vì mất đi một thiên tài.Cuộc sống là chuỗi ngày học tập,học được điều gì là ở bản thân bạn,câu nói của bạn có khiến người nghe thấm thía phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn,mà đã là tự học thì đâu thể lso sánh chỉ qua tuổi tác?Bnạ có biết,tuổi thơ họ -người mà bạn coi là trẻ tuổi ấy-gắn liền với chuỗi sớm đông lạnh giá,hè oi ả bốc hàng từ 4 giờ sáng?đến tối,khi bạn cuộn tròn trong chăn ấm,thì họ phải vật lộn với vất vả ngoài sương giá,mưa bay?Các cụ đã dạy chúng ta,chớ có”nhìn mặt mà bắt hình rong”,chẳng phải là bài học về việc coi thường người khác hay sao?một câu nói tưởng chừng vô nghĩa,rồi để người sau phát triển thành định luật sống,lại được truyền lại từ miệng của những người”trẻ người,nhưng chắc chắn không hề non dạ”Nên nhớ,dừng bao giờ coi thường người khác!
còn bạn,bạn đánh giá người khác qua những tiêu chí nào?
~Dev.Cold~