Chắc tất cả mọi người đã và đang học tại CodeGym đều được cho biết Module 1 là phần căn bản trong lập trình. Và những phần quan trọng nhất trong module 1 là gì. Nhưng chắc cũng có người chưa rõ ràng lắm. Vì vậy mình viết bài này để chia sẻ về những phần được coi là quan trọng nhất trong module 1 theo sự đánh giá của người phụ trách lớp mình để giúp các bạn mới chưa biết sẽ có hướng đi tốt hơn từ đó đỡ lãng phí thời gian. Sau đây mình sẽ giới thiệu đôi chút về những bài đó.
Đó là 5 bài : Biến (variable) ,cấu trúc điều kiện, vòng lặp ( loop), mảng (array) và hàm ( function).
- Về biến ( variable) thì ta phải hiểu rõ biến là gì? Nắm được cách khai báo một biến , cách đặt tên cùng với các quy tắc khi đặt tên cho biến như thế nào. Và gán giá trị cho biến ra sao, các loại giá trị của biến gồm những gì? Là : một chuỗi ký tự, một số, một biến khác, một biểu thức, hay là undefined,…(về phần toán tử do khá đặc thù và khó diễn đạt nên mình không viết vào đây các bạn hãy tự tìm xem nhé .)
- Cấu trúc điều kiện: Khi nói đến 2 chữ “điều kiện” thì hẳn chúng ta không lạ lẫm gì và trong lập trình ta cũng dùng cấu trúc điều kiện làm một biểu thức so sánh để đưa ra một giả thuyết nhằm giải quyết vấn đề. Từ đó tìm ra các giá trị đúng và sai. Ở module 1 thì chúng ta học về các cấu trúc điều kiện là : if, if-else, câu lệnh if lồng nhau, câu lệnh if bậc thang và switch-case.
- Vòng lặp (loop): Vòng lặp cho phép tự động thực hiện một khối lệnh lặp đi lặp lại nhiều lần dựa trên điều kiện cho trước. Giúp cho lập trình viên viết được các mã nguồn ngắn gọn hơn so với việc lặp lại những dòng mã tương tự nhau. Ở bài này ta sẽ biết cách dùng các loại vòng lặp như for, while, do-while, vòng lặp lồng nhau. Và một số câu lệnh như break giúp kết thúc vòng lặp mặc cho điều kiện có còn đúng hay không, hay là continue giúp nhảy qua một phần của khối lệnh ở vòng lặp hiện tại để thực hiện vòng lặp tiếp theo.
- Mảng (array): Mảng là một loại biến đặc biệt ,nó có thể lưu trữ được nhiều giá trị thay vì một giá trị như các biến thông thường. Các giá trị trong mảng được gọi là một phần tử và được lưu ở các vị trí kế tiếp nhau trong bộ nhớ.Ta có 2 cách để khai báo mảng là: let array-name = [phần tử 1, phần tử 2, ….]; hoặc let array-name = new Array (phần tử 1, phần tử 2,…); .Trong đó tên mảng cũng phải tuân theo quy tắc đặt tên của biến và phải để số nhiều ( ví dụ: let cars = […]). Còn các phần tử là các giá trị được lưu trữ trong mảng. Vị trí của các phần tử trong mảng là chỉ số(index) của mảng được tính bắt đầu từ số 0 và có độ dài(length) là số lượng các phần tử trong mảng. Ở mảng ta dùng for hoặc for-in để duyệt các phần tử trong mảng và truy xuất phần tử trong mảng bằng cách: let array-name = tên mảng[vị trí phần tử(chỉ số)].Mảng có các thuộc tính và phương thức như : push(), join(), reverse(), sort(), concat(),toString(), …. dùng để thay đổi giá trị của cấc phần tử trong mảng.Trong mảng thì lại có mảng 1 chiều, 2 chiều ,3 chiều…được gọi là mảng đa chiều,nhưng mảng 2 chiều là được dùng phổ biến vì nếu càng nhiều chiều thì độ phức tạp khi xử lý càng cao.Số phần tử trong mảng là n*m ( n là dòng(số mảng) và m là cột(số lượng cột là số phần tử trong 1 mảng)). Để duyệt mảng đa chiều ta dùng vòng lặp lồng nhau.
- Hàm (function): Là một nhóm các câu lệnh thực hiện một nhiệm vụ nhất định(ý nghĩa của việc sử dụng hàm là “chia nhỏ ra để trị”). Hàm cũng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lập trình hướng đối tượng.Mỗi hàm sẽ có một cái tên và hàm chỉ thực thi khi nó được gọi đến tên.Hàm có các thành phần là : nhiệm vụ của hàm, tên hàm, đầu vào của hàm, đầu ra của hàm.Ta khai báo hàm bằng cú pháp function name (tham số 1, tham số 2, ..){các lệnh thực thi hàm} . Tên của hàm cũng tuân theo quy tắc đặt tên của java và nên bắt đầu bằng 1 động từ vì hàm thực hiện 1 hành động.Biến của hàm có 2 loai là tham số hình thức(tham số) là biến chưa có giá trị thực và tham số thực(đối số) là biến đã được truyền vào giá trị khi gọi.Hàm được chia làm hai loại cơ bản: hàm không có tham số và hàm có tham số. Hàm không có tham số là hàm mà kết quả thực thi của nó luôn luôn không thay đổi( function name(){câu lệnh}).Hàm có tham số là loại hàm mà khi gọi hàm ta phải truyền giá trị vào cho nó, tùy vào giá trị được truyền mà hàm sẽ thực thi và cho ra kết quả khác nhau(function name(x, y){câu lệnh}).Ta có thể thiết lập việc một hàm nào đó sẽ được thực thi khi một sự kiện nào đó xảy ra (Ví dụ như: khi người dùng click chuột vào một phần tử, dí chuột vào một phần tử, ….) bằng cách đặt câu lệnh gọi hàm vào bên trong thuộc tính sự kiện của phần tử.Lệnh return dùng để trả về cho hàm một giá trị.(Sau khi thực thi xong, hàm sẽ có một giá trị, lúc đó nó có thể được sử dụng giống như một biến). Và trong một hàm, sau khi thực thi xong lệnh return thì hàm sẽ kết thúc (tức là những câu lệnh nằm phía sau lệnh return sẽ không được thực thi). Cho nên trong một hàm, lệnh return cần phải được đặt ở vị trí cuối cùng.
Trên đây là một số tóm tắt về 5 bài quan trọng nhất trong module 1 cũng như lên cao về sau . Hi vọng nó sẽ giúp ích được cho mọi người. Nhất là các bạn mới.
Cảm ơn đã đọc bài!