Nhìn Cuộc Đời Từ Quan Điểm Của Đức Chúa Trời

Cách bạn nhìn cuộc đời mình sẽ định hình cuộc đời của bạn.

Cách bạn định nghĩa cuộc đời sẽ quyết định số phận của bạn. Cách nhìn của bạn sẽ tác động đến cách bạn đầu tư thời gian, sử dụng tiền bạc, tài năng, và đánh giá các mối quan hệ của mình.

Một trong những cách tốt nhất để hiểu người khác là hỏi họ, “Bạn thấy cuộc sống của mình như thế nào?” Bạn sẽ khám phá rằng mỗi người sẽ có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi đó. Tôi đã từng nghe người ta nói rằng cuộc đời là một rạp xiếc, một bãi mìn, một tàu cao tốc lượn lên lượn xuống, một câu đố, một đại hoà tấu, một cuộc hành trình và một bản khiêu vũ. Nhiều người đã nói rằng, “Cuộc đời là một vòng quay ngựa gỗ: đôi lúc bạn lên cao, có khi lại xuống thấp, và đôi lúc thì chỉ đi vòng vòng” hoặc là “cuộc đời là một chiếc xe đạp có mười số, mà đa số chúng ta không bao giờ dùng đến những số đó” hoặc “cuộc đời là một canh bạc: bạn phải chơi với lá bài mình đã nhận.”

Nếu tôi hỏi bạn, bạn hình dung cuộc đời như thế nào, bạn sẽ nghĩ đến hình ảnh gì? Hình ảnh đó chính là biểu tượng về cuộc đời của bạn. Đó là quan điểm về cuộc sống mà bạn có, dù ý thức hay không ý thức, trong tâm trí mình. Đó là cách mà bạn mô tả cuộc sống và cũng là điều mà bạn mong đợi từ nó. Người ta thường thể hiện những quan niệm về cuộc đời họ qua quần áo, nữ trang, xe cộ, kiểu tóc, những biểu chương dán trên xe, thậm chí các hình xăm.

Những biểu tượng âm thầm đó của bạn sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời bạn hơn bạn có thể nhận thấy được. Nó quyết định những mong muốn, những giá trị, các mối quan hệ, những mục tiêu và các ưu tiên của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ cuộc đời là tiệc liên hoan, giá trị chủ yếu trong đời sống bạn sẽ là vui chơi thoả thích. Nếu bạn nhìn đời như một cuộc đua, bạn sẽ đề cao tốc độ và có lẽ phần lớn thời gian bạn sẽ rất vội vã. Nếu bạn nhìn cuộc đời như một cuộc chạy đường trường, bạn sẽ đề cao sự chịu đựng. Nếu bạn xem cuộc đời là một trận chiến hay một trò chơi, chiến thắng sẽ rất quan trọng đối với bạn.

Quan điểm của bạn về cuộc đời là gì? Có thể bạn đang xây dựng cuộc đời mình trên một biểu tượng sai lầm. Để làm thành những mục đích Đức Chúa Trời định cho bạn, bạn cần phải thách thức sự khôn ngoan thông thường và thay thế nó bằng những quan niệm trong Kinh Thánh liên quan đến cuộc sống. Kinh Thánh chép, “Đừng khuôn rập theo tiêu chuẩn của đời nầy, nhưng hãy để Đức Chúa Trời biến hoá từ bên trong bởi sự đổi mới của tâm thần mình, lúc ấy bạn mới hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời.”

Kinh Thánh nêu lên ba biểu tượng dạy chúng ta về cách Đức Chúa Trời nhìn cuộc sống: Cuộc sống là một thử nghiệm, cuộc sống là sự uỷ thác, và cuộc sống là một phân vụ tạm thời. Những ý tưởng này chính là nền tảng cho đời sống theo đúng mục đích. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai quan niệm đầu tiên trong chương này và quan niệm thứ ba trong chương kế tiếp.

Cuộc sống trên trần gian là một thử nghiệm. Đây là một hình ảnh về cuộc đời được thấy trong các câu chuyện xuyênsuốt Kinh Thánh. Đức Chúa Trời liên tục thử nghiệm nhân cách, đức tin, sự vâng phục, tình yêu thương, sự liêm chính, và trung thành của con người. Những từ ngữ như thử thách, cám dỗ, sàng lọc, và thử nghiệm xuất hiện hơn 200 lần trong KinhThánh. Đức Chúa Trời thử thách Áp-ra­ham khi bảo ông đưa đứa con trai mình làY-sác. Đức Chúa Trời thử thách Gia-cốp khi ông phải làm thêm nhiều năm nữa để cưới Ra-chên làm vợ.

A -đam và Ê-va đã thất bại trước thử thách của họ tại vườn Ê-đen, và Đa-vít đã nhiều lần thất bại trước thử thách của Đức Chúa Trời. Nhưng Kinh Thánh cũng nêu cho chúng ta nhiều tấm gương về những con người đã vượt qua các thử thách lớn, chẳng hạn như Giô­sép, Ru-tơ, Ê-xơ-tê, Đa-ni-ên.

Nhân cách vừa được phát triển, vừa được thể hiện qua những thử nghiệm, và trọn cả cuộc đời là một thử thách. Bạn luôn luôn ở trong thử nghiệm. Đức Chúa Trời không ngừng nhìn xem phản ứng của bạn trước người khác, các nan đề, thành công, tranh chấp, bệnh tật, chán nản, và thậm chí thời tiết! Ngài cũng xem xét những cử chỉ đơn giản nhất chẳng hạn như khi bạn mở cửa cho người khác, khi bạn nhặt một mẩu rác lên, hoặc khi bạn tỏ ra lịch sự trước một thư ký hoặc người hầu bàn.

Chúng ta không biết tất cả những thử nghiệm mà Đức Chúa Trời sẽ đem đến cho bạn, nhưng chúng ta có thể đoán trước một số, dựa trên Kinh Thánh. Bạn sẽ gặp thử thách trước những thay đổi lớn, những lời hứa chậm thực hiện, những vấn đề nan giải, những lời cầu nguyện chưa được nhận, sự chỉ trích không đúng, và thậm chí cả những thảm họa vô nghĩa. Trong cả cuộcđời, tôi thấy Đức Chúa Trời thử nghiệm đức tin tôi qua các nan đề, thử nghiệm niềm hy vọng của tôi với cách tôi quản lý tài sản của mình, và thử nghiệm tình yêu thương của tôi bằng cách tôi đối xử với người khác.

Một thử thách rất quan trọng đó là cách bạn phản ứng khi bạn không thể cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong cuộcđời mình. Đôi lúc Chúa cố tình ẩn mặt, và chúng ta không cảm nhận được sự gần gũi của Ngài. Một vị vua tên là Ê-xê-chia đã kinh nghiệm thử thách này. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời tạm lìa bỏ người đặng thử người, để cho biết mọi điều ở trong lòng người.” Ê-xê-chia có một mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời, nhưng đến một thời điểm quan trọngtrong cuộc đời ông, Đức Chúa Trời đã để ông một mình nhằm thử thách nhân cách của ông, để bày tỏ một chỗ yếu đuối và để chuẩn bị ông cho trách nhiệm lớn lao hơn.

Khi bạn hiểu rằng cuộc đời là một thử nghiệm, bạn nhận ra rằng không có điều gì là không quan trọng trong cuộc đời bạn. Thậm chí một biến cố nhỏ nhất cũng có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của bạn. Mỗi ngày là một ngày quan trọng, và mỗi giây là một cơ hội để tăng trưởng, làm sâu sắc hơn nhân cách của bạn, để bày tỏ tình yêu thương,hay để nương cậy thuộc vào Đức Chúa Trời.

Một số thử thách có vẻ như quá sức cho bạn chịu đựng, trong khi có những thử thách khác thì với bạn hầu như không đáng kể. Nhưng tất cả những điều đó điều có liên hệ đến cõi đời đời.

Tin đáng mừng là Đức Chúa Trời muốn bạn vượt qua được những thử nghiệm trong cuộc sống, vì Ngài không bao giờ để cho những thử nghiệm đó lớn hơn ân điển mà Ngài đã ban cho bạn để đối phó. Kinh Thánh chép: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ, Ngài cũng mở đường cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.”

Mỗi khi bạn vược qua thử nghiệm, Đức Chúa Trời lưu ý và có kế hoạch ban thưởng cho bạn trong cõi đời đời. Kinh Thánh chép: “Phước cho người nào chịu đựng mỗi khi bị thử thách vì sau cơn thử luyện sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Ngài đã hứa cho kẻ yêu kính Ngài”.

Cuộc sống trên trần gian là sự uỷ thác. Đây là biểu tượng thứ hai của Kinh Thánh về cuộc sống. Thời gian của chúng ta trên trần gian này cùng với sức lực, sự khôn ngoan, các cơ hội, các mối quan hệ, và các tài nguyên đều là những món quà từ Đức Chúa Trời mà Ngài đã giao phó cho chúng ta là những người quản gia của bất cứ điều gì Đức Chúa Trời là Chúa của mọi sự và mọi người trên trần gian. Kinh Thánh chép: “Đất và mọi vật trên đất, thế giới và những người sống trên đó đều thuộc về Chúa”.

Chúng ta chẳng hề thực sự sở hữu bất cứ điều gì trong khoảng thời gian ngắn ngủi chúng ta sống trên trần gian này. Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta mượn trong lúc chúng ta còn ở đây. Đó là tài sản của Đức Chúa Trời trước khi chúng ta đến, và Đức Chúa Trời sẽ cho người khác mượn sau khi bạn chết. Bạn chỉ được tận hưởng nó một lúc mà thôi.

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam và Ê-va, Ngài tin cậy và giao phó tạo vật của Ngài cho họ và chỉ định họ làm những người quản lý tài sản của Ngài. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: ‘ Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng.”

Công việc đầu tiên Đức Chúa Trời giao phó cho con người là quản trị và chăm sóc tạo vật của Ngài trên đất. Vai trò này chưa bao giờ bị lấy lại. Nó là một phần trong mục đích của chúng ta ngày nay. Mọi thứ chúng ta tận hưởng phải được xem như là những điều Đức Chúa Trời đã ký thác vào tay chúng ta. Kinh Thánh chép: “Điều gì ngươi có mà không đến từ Đức Chúa Trời? Vậy nếu tất cả điều ngươi có đến từ Đức Chúa Trời thì tại sao ngươi khoe khoang là mình đã tạo thành được?”

Nhiều năm trước đây, một đôi vợ chồng nọ đã để cho tôi dùng căn nhà xinh đẹp trên bờ biển của họ tại Hawaii để nghỉ hè. Đó là một cơ hội mà chúng tôi không thể nào tự lo được, và chúng tôi đã tận hưởng dịp tiện đó. Họ nói với chúng tôi rằng, “Hãy xem như đây là nhà của ông bà nhé!” và tất nhiên chúng tôi đã làm như thế! Chúng tôi bơi trong hồ bơi, ăn thức ăn trong tủ lạnh, dùng khăn tắm và bát đĩa, và thậm chí nhảy lên giường đùa với nhau! Nhưng chúng tôi biết rõ rằng đấy không phải thực là đồ của chúng tôi, nên chúng tôi rất thận trọng khi sử dụng mọi thứ. Chúng tôi tận hưởng những tiện nghi trong căn nhà đó mà không hề sở hữu nó.

Bản chất của chúng tôi thường cho rằng: “Của trời cho, ai lo mà giữ!” nhưng các Cơ-đốc nhân thì sống theo một tiêu chuẩn cao hơn: “Vì Chúa sở hữu nó, nên tôi phải hết sức cẩn thận khi dùng.” Kinh Thánh chép: “Người được giao phó một vật gì có giá trị phải tỏ ra xứng đáng với sự tín nhiệm đó” Chúa Giê-xu thường đề cập đến cuộc sống như là một sự ủy thác và kể nhiều câu chuyện để minh họa trách nhiệm của chúng tôi đối vớiĐức Chúa Trời. Trong câu chuyện về các ta-lâng, một thương gia đã giao phó tài sản của mình cho những người giúp việc khi ông đi xa. Lúc trở về, ông đánh giá trách nhiệm của mỗi người và ban thưởng tuỳ theo đó. Người chủ nói: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín một ít việc, ta sẽ trao người trách nhiệm nhiều việc hơn. Hãy đến chia sẻ niềm vui chủ ngươi”.

Đến cuối cuộc đời bạn trên trần gian này, bạn sẽ được thẩm định và ban thưởng tuỳ theo cách bạn sử dụng những gì Chúa giao phó. Điều đó có nghĩa là mọi điều bạn làm, mọi công việc lặt vặt đơn giản hằng ngày, đều có ảnh hưởng đến đời đời. Nếu bạn xem mọi sự như là sự tin cậy, Đức Chúa Trời hứa có ba phần thưởng cho bạn trong cõi đời đời. Trước hết, bạn sẽ được Đức Chúa Trời xác nhận: Ngài sẽ phán,“”Được lắm! Làm rất tốt!” Kế đến, bạn sẽ được thăng cấp và lãnh trách nhiệm lớn hơn trong cõi đời đời: “Ta sẽ giao phó ngươi coi sóc nhiều điều.” Sau đó bạn sẽ được vui mừng khi chủ mời: “Hãy đến chia sẻ niềm vui của Chúa ngươi.”

Nhiều người không nhận ra rằng tiền bạc vừa là một thử nghiệm vừa là sự ủy thác từ nơi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dùng tài chánh để dạy chúng ta tin cậy nơi Ngài, và đối với nhiều nguời, tiền bạc là thách thức lớn hơn hết. Đức Chúa Trời nhìn xem cách chúng ta sử dụng tiền bạc để thử xem chúng ta đáng tin cậy đến mức nào. Kinh Thánh chép: “Vậy nếu các ngươi không trung tín về của cải đời này, có ai đem của cải thật trên thiên đàng giao cho các ngươi?”

Đây là một chân lý rất quan trọng. Đức Chúa Trời phán rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa cách tôi sử dụng tiền bạc và chất lượng đời sống thuộc linh của tôi! Cách tôi quản lý tiền bạc của mình (“của cải đời này”) quyết định việc Đức Chúa Trời có thể ban cho tôi bao nhiêu phước hạnh thiêng liêng (“của cải thật”). Tôi muốn hỏi bạn điều này: Cách bạn quản lý tiềnbạc có làm ngăn trở Đức Chúa Trời làm thêm nhiều điều khác trong cuộc đời bạn không? Đức Chúa Trời có thể ký thác của cải thiêng liêng cho bạn không?

Chúa Giê-xu phán: “Vì ai được ban cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai đã được giao phó nhiều, thì bị đòi lại nhiều hơn”. Cuộc sống là một thử nghiệm và là một uỷ thác, và Chúa ban cho bạnnhiều bao nhiêu, thì trách nhiệm mà Ngài mong muốn nơi bạn càng lớn bấy nhiêu.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook