Liệu có là quá muộn để ngăn chặn biến đổi khí hậu?

Biến đổi đang là vấn đề rất lớn thường được nhắc đến, tuy nhiên chẳng bao chúng ta nhận được tin tốt về chúng. Chỉ có những biểu đồ ngày càng “đỏ” và “giận dữ” hơn. Gần như mỗi năm chúng ta đều đạt được kỷ lục nào đó khủng khiếp, từ những đợt sóng nhiệt khắc nhiệt nhất tới thời kỳ băng tan nhanh nhất mọi thời đại. Chúng là bất tận và không hề ngừng nghỉ. Trong cả thập kỷ vừa qua, chúng ta đều biết biến đổi khí hậu xảy ra là do hiệu ứng nhà kính bị thải ra. Nhưng thay vì giảm thiểu điều này, năm 2019 ghi nhận lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển hơn tới 50% so với năm 2000. Và lượng khí thải này vẫn đang ngày một tăng. Nhưng vì sao lại vậy? Vì sao giảm thiểu lượng khí thải này lại khó đến vậy?

Lượng khí CO2 này có thể được chúng ta cho như một sản phẩm của 4 yếu tố và mối quan hệ của 4 yếu tố này. 2 yếu tố giải thích vì sao lượng khí CO2 trên Thế Giới ngày một tăng, và 2 điều còn lại giải thích làm sao chúng ta có thể dừng chúng lại.

Yếu tố 1: Quy mô dân số.
Con người cần thức ăn, nhà cửa, quần áo. Và họ yêu cầu những sản phẩm xa xỉ từ iPhone cho tới chiếc Burger phô mai với giá 1$. Nhiều người hơn tương đương lượng khí thải CO2 lớn hơn. Nó là phương trình rất đơn giản. Quy mô dân số toàn cầu ngày một tăng, và dựa theo số liệu của UN con số này sẽ lên tới 11 tỉ vào năm 2100, tức 40% so với ngày hôm nay. Điều duy nhất để giảm con số này là đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, tiếp cận với các biện pháp tránh thai và giáo dục ở các nước đang pháp triển. Nhưng cho dù có sự đầu tư rất lớn, vẫn sẽ cần vài chục năm nữa để những biện này bắt đầu phát huy tác dụng, vậy là dân số Thế Giới vẫn sẽ tăng mạnh trong tương lai gần, và như một hệ quả tất yếu, lượng khí thải CO2 sẽ tăng mạnh trong vài thập kỷ tới.

Yếu tố 2: Sự phát triển, hoặc “Giàu hơn”.
Nhưng chúng không đơn giản là những con số. Chúng ta càng giàu có và càng phát triển, thì lối sống của chúng ta càng tạo ra nhiều khí thải. Một lập trình viên ở Mỹ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra nhiều khí thải hơn 50 nông dân ở Uganda. Sự phát triển về tài sản luôn diễn ra và trên mọi nơi. Và dù sự phát triển này còn xa mới được phân chia cân bằng, và dẫn đến những tiêu chuẩn sống cao nhất từ trước tới nay, thì chúng vẫn giúp giảm mạnh sự nghèo khó trong suốt lịch sử loài người. “Phát triển” đã trở thành câu thần chú của ngành kinh tế trên Thế Giới, không quan trọng thể chế chính trị ra sao. Không có vẻ gì là những nước giàu sẽ từ bỏ khái niệm về phát triển của họ trong tương lai gần. Nhưng dù có cho điều đó là thật, những nước đang phát triển cũng vẫn sẽ muốn giàu có hơn. Với hàng tỉ người, ngừng sự phát triển đồng nghĩa với việc tiếp tục nghèo và vậy nên những đất nước đang phát triển sẽ không hài lòng với việc ngừng phát triển kinh tế của họ. Tổng kết lại, chúng ta đều phải đồng ý rằng ý tưởng về sự phát triển trong nền kinh tế sẽ không rời đi đâu trong thời gian tới. Ngày càng nhiều đất nước và người dân trên Thế Giới sẽ phát triển và trở nên giàu có hơn trong khi những nền kinh tế lớn trên Thế Giới cũng tiếp tục gia tăng khối tài sản của họ. Có một vài dấu hiệu về việc phát triển có thể tách ra khỏi việc thải khí CO2 nhưng chúng ta chưa hề tiến gần tới việc này. Như một hệ quả tất yếu của sự phát triển này, khí thải CO2 sẽ tiếp tục tăng.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook