Mã giả và lưu đồ, công cụ hỗ trợ tư duy lập trình, chia sẻ ý tưởng
Hôm nay các học viên khóa C1019I1 được tiếp cận gần hơn với thứ được gọi là lập trình và thuật toán, cùng với hai phương pháp chuẩn mực cho việc viết và trình bày giải thuật là: Pseuco-code và flowchart. Mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu ngày học là hiểu được ý nghĩa của lập trình và ngôn ngữ lập trình, khái niệm về thuật toán, mô tả và sử dụng tốt Pseudo-code và flowchart. Riêng đối với bản thân em thì pseudo-code và flowchart không quá xa lạ, khi mà đây từng là kiến thức thai nghén trong những buổi đầu học tập ở trường cấp 3 thông qua môn tin học ở trường. Mã giả thì chưa, còn flowchart thì đã một thời em ngập mặt trong những khối vuông vuông tròn tròn của các bài kiểm tra tin học. Hồi đó còn khó chịu và thắc mắc không hiểu cái flowchart dùng để làm gì trong khi bản thân có thể bắt tay ngay vào code với những ý nghĩ trong đầu(lúc ấy là Pascal). Bây giờ khi tiếp cận lại với kiến thức cũ mà mới này, bản thân em đã hiểu thêm về ý nghĩa, ưu điểm của phương pháp ấy. Hóa ra, nó không chỉ giúp bản thân có thể trình bày được ý tưởng về thuật toán của bản thân rõ ràng hơn, mà còn giúp bản thân trau chuốt được tư duy lập trình sạch sẽ, nó giúp những người trong team có thể hiểu được ý tưởng của nhau, giúp bản thân tìm lỗi và phát hiện các sai sót đơn giản hơn thông qua việc xem lại giải thuật trên các phương pháp ấy mà không nhất thiết phải mò lỗi trên từng dòng code nữa. Qua 2 phương pháp này,, ta còn hiểu thêm rằng, việc ào ào vào code một bài toán là một thói quen không tốt và không “sạch”. Để giải quyết một bài toán thì ta cần hiểu nó, tập hợp các thông tin và dữ liệu liên quan, xử lí và định hướng cho việc xử dụng các thông tin đó rồi mới liên kết chúng lại, tìm và cho ra lời giải cho bài toán đó. Và như thế, việc viết giải thuật trước qua 2 phương pháp pseudo-code hay flowchart có thể giúp bản thân giữ cái đầu lạnh hơn để có thể trình bày ý tưởng của bản thân, phát triển tư duy lập trình của bản thân hơn. Nó như một cách để bản thân lên kế hoạch, mục tiêu và những thứ cần làm trước khi bước vào làm việc, một việc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao và lợi ích tương lai lâu dài- điều mà nhiều người coi thường và bỏ quên.
Ngoài tiếp cận với các kiến thức về khái niệm hay vai trò ý nghĩa của 2 phương pháp pseudo-code và flowchart, các học viên còn tiếp cận với các cú pháp hay sử dụng khối lệnh. Thực hành và mài dũa khả năng sử dụng các phương pháp ấy trong việc sử dụng chúng để giải quyết các bài toán cơ bản với những cấu trúc: tuần tự, lựa chọn hay lặp lại. Những If…else hay while…do sẽ là những kiến thức cơ bản dẫn bước chân các học viên tiến tới những kiến thức, những chương trình lớn sau này, nơi mà chúng được sử dụng không chỉ vài lần.
1 comments On [CodeGym] C1019I1 Trần Văn Hải
Văn phong khá tốt , tư duy khá, xứng đáng lên module 2