C1019i1_Trần Văn Hải

Vòng lặp for, while và do while

Vòng lặp là một cấu trúc lập trình cho phép thực hiện một đoạn mã lặp đi lặp lại nhiều lần và LIÊN TỤC. Lẽ tất nhiên, vòng lặp sẽ giúp lập trình viên có thể rút gọn rất nhiều đoạn code của mình, thay vì viết rất nhiều đoạn code tương tự nhau, chúng ta chỉ cần vài dòng code, thậm chí là chỉ 2 dòng.

Vòng lặp for là một vòng lặp thường xuyên được sử dụng khi người lập trình đã biết được số lần lặp lại của vòng lặp. Vói cấu trúc:
for (lệnh khởi động; điều kiện tiếp diễn; lệnh kết thúc vòng lặp) {
//các câu lệnh;
}
Thường thì không như vòng lặp while và do while, hầu như for không thể bị lặp vô tận, tuy nhiên, điều đó vẫn có thể xảy ra nếu ‘điều kiện tiếp diễn’ là một giá trị luôn đúng, hoặc bị thiếu khuyết.

Vòng lặp while và do while khá là tương tự nhau. Chúng là loại vòng lặp mà sẽ lặp đi lặp lại đoạn mã bên trong chừng nào điều kiện thực thi vẫn còn đúng. Vì tính linh hoạt này, chúng thường được sử dụng nhiều với các vòng lặp không xác định được điều kiện dừng chính xác hoặc điều kiện dừng phức tạp . Cú pháp sử dụng của while và do while:
while (điều kiện) { do{
//các câu lệnh; //các câu lệnh;
} } while (điều kiện);
Sự khác nhau giữa while và do while là while có thể không thực hiện một đoạn mã nào nếu như điều kiện thực thi không thỏa mãn, tức là, nó kiểm tra điều kiện trước, nếu đúng thì mới thực thi phần lệnh bên trong. Trong khi do while lại ngược lại, chúng thực hiện các câu lệnh bên trong trước rồi mới kiểm tra điều kiện vòng lặp. Vì vậy, số lần thực thi ít nhất của while là 0 trong khi do while lại là 1. Tuy khác biệt nhỏ nhưng nó lại mang lạ sự hữu ích nhất định trong nhiều trường hợp cho lập trình viên. Đây là vòng lặp yêu thích của em khi sử dụng, tuy nhiên cũng cần rất cẩn thận khi xác định điều kiện lặp cho chúng, vì chúng rất dễ bị lặp vô hạn, hao tốn tài nguyên máy.

Trong cấu trúc vòng lặp, ta còn có thể sử dụng 2 lệnh là break và continue. Lệnh break là lệnh giúp chúng ta thoát khỏi vòng lặp ngay khi nó được gọi ra, còn lệnh continue lại giúp chúng ta bỏ qua các câu lệnh sau nó để nhảy đến vòng lặp tiếp theo. Thường thì chúng ta sẽ dùng lệnh break hay continue đi kèm với cấu trúc rẽ nhánh, giúp chúng ta bỏ qua, hoặc thoát ra vào những trường hợp đặc biệt.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook