6 Bí kíp học online hiệu quả
Trong khi rất nhiều người, ngành nghề đang chưa có sự thích ứng với việc học tập và làm việc online thì ngành IT lại có sự chuyển mình đáng kể, các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động online nhanh chóng, thuận tiện. Trong giai đoạn học tập này nếu chúng ta rèn luyện được bản thân có phương pháp học tập online hiệu quả, thể hiện sự thích ứng của cá nhân với các điều kiện hoàn cảnh khác nhau tốt thì cơ hội việc làm và thành công sau này sẽ gia tăng đáng kể.
Hoàn cảnh hiện tại chúng ta chưa thay đổi được, song việc lựa chọn đối xử với nó như thế nào lại nằm ở quyết định của bản thân mỗi cá nhân. Như cây non sau bão sẽ có sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt hơn.
Do đó hãy dành thời gian đọc và rèn luyện bản thân theo các bí kíp học online hiệu quả sau đây nhé!
- Xác định mục tiêu học tập rõ ràng
- Điều này vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến động lực, sự cam kết và cảm hứng học tập của bạn
- Thay vì để ở Mục tiêu lớn thì bạn hãy chia thành các mục tiêu nhỏ hơn, đến mức theo tuần, theo ngày
- Lập kế hoạch học tập theo các mục tiêu nhỏ này để sớm nhìn thấy kết quả và có sự cải tiến phù hợp
- Xây dựng kế hoạch học tập cụ thể
- Sau khi xác định được mục tiêu thì cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho mục tiêu đó
- Phân tích thành các nhiệm vụ cần làm, ước lượng khoảng thời gian dự kiến để hoàn thành nhiệm vụ đó
- Hãy dành thời gian liệt kê các rào cản khi học trực tuyến và tìm cách khắc phục chúng
- Sử dụng bảng Kanban (Ken) cho việc học tập riêng của mình và cập nhật trạng thái các task thường xuyên. Niềm vui từ việc mỗi ngày kéo task đã hoàn thành sẽ giúp củng cố niềm tin. Bên cạnh việc nhìn trực quan những task chưa hoàn thành sẽ giúp bạn có động lực tiếp tục tăng tốc.
- Thiết lập và đảm bảo không gian học tập phù hợp
- Cần đảm bảo internet tốt để không bị gián đoạn việc học
- Cần hạn chế các yếu tố gây xao nhãng như tin nhắn, chat, game,… (hãy loại bỏ hoặc làm khó khả năng tiếp cận các yếu tố đó)
- Cần máy tính có camera để Giảng viên có thể trực tiếp theo dõi tình hình học tập, khi ý thức được vẫn có những người xung quanh quan sát mình thì độ tập trung học tập của bạn sẽ tăng lên hơn
- Cần không gian riêng tư, yên tĩnh. Nếu bạn có phòng riêng thì nên sử dụng phòng riêng cho việc học. Nếu bạn không có phòng riêng thì nên trao đổi với các thành viên trong gia đình việc không làm phiền thời gian học của bạn.
- Cần tách biệt không gian học tập và nghỉ ngơi. Theo thói quen bạn sẽ vừa ngồi trên giường vừa học bài, cảm giác buồn ngủ hay mong muốn được nghỉ ngơi sẽ dễ dàng xâm chiếm bạn, vậy nên hãy tách biệt hai không gian này với nhau cụ thể tách bàn học của bạn càng rời xa giường ngủ càng tốt.
- Cần ăn mặc lịch sự như bạn đang đi học trực tiếp tại trung tâm. Điều này sẽ khiến cho cảm giác như bạn đang đi làm, đi học. Tránh việc mặc đồ ngủ hay ăn mặc thoải mái quá dễ khiến bạn rơi vào trạng thái đang nghỉ ngơi.
- Đặt câu hỏi và thảo luận
- Dù học online hay offline thì việc tương tác, trao đổi và hỏi han với Giảng viên, với bạn học đều là việc rất quan trọng, gia tăng sự kết nối và phản biện thông tin.
- Càng học online càng cần chủ động việc lên danh sách câu hỏi sẵn khi tự tìm hiểu và trao đổi trong nhóm, trong lớp, và với giảng viên hỗ trợ
- Trong một lớp nên chia tổ chức thành các nhóm học tập nhỏ hơn dao động từ 3-5 bạn, mỗi nhóm có nhóm trưởng và các thành viên nhóm
- Hàng ngày các nhóm dành thời gian Daily đầu ngày và cuối ngày cùng nhau. Daily đầu ngày để thiết lập nhiệm vụ, báo cáo khó khăn thuận lợi. Daily cuối ngày để rà soát công việc và tường minh kế hoạch tiếp theo. Trong quá trình ngày học thành viên nhóm chủ động hỏi nhau tiến độ và giúp đỡ, thúc đẩy nhau học tập
- Ghi chép và rà soát lại những gì mình đã học
- Việc học tập và ghi chép là việc cần thiết, tăng khả năng ghi nhớ và hệ thống kiến thức
- Điều này được hỗ trợ với các phương pháp ghi chép Cornell Notes và ghi chép hệ thống với Mindmap
- Để rà soát lại những nội dung học tập thì cuối ngày học cần dành 30p để suy ngẫm, nhận định, chia sẻ cảm xúc về ngày học thông qua việc Phản tư – Reflection (đã có mẫu)
- Giữ động lực học tập
- Động lực học tập giúp thúc đẩy việc tích cực học và bám đuổi mục tiêu học được tốt hơn.
- Động lực học có thể tăng, giảm tùy thời điểm khác nhau. Chẳng hạn khi bạn làm được bài tập khó, khi bạn làm được dự án nhỏ… thì động lực học của bạn tăng lên. Ngược lại khi gặp khó khăn trở ngại thì động lực học của bạn có thể sẽ giảm xuống.
- Thói quen muốn hình thành cần có thời gian, không vội vàng nóng vội khi chờ đợi kết quả tốt ngay được. Hãy làm và thực hành thuần thục các hướng dẫn trên đây để có được kết quả học tập tốt, từ đó duy trì và phát triển động lực học tập.
Chờ đợi “Hướng dẫn duy trì động lực học” tiếp sau. Chúc tất cả các bạn thành công 🙂