Không giải thích với người không hiểu mình

Khi trong tình huống hiểu nhầm ta ngay lập tức muốn phân trần, giải thích, thế nhưng chỉ cần nói vài câu bạn đã nhận lại là phản ứng không chịu lắng nghe của đối phương, hoặc thậm chí bị hiểu sai lệch đi thì đó là lúc bạn nên cần dừng lại.

Thế nên cổ nhân mới khuyên rằng không cần tranh cãi người không cùng tầng vừa bực mình vừa phí phạm thời gian. Nhất là những hiểu lầm, oan ức thì trong mắt người khác mình đã là kẻ có tội thì có nói gì cũng được xem là sai.
 Ngẫm lại thì ta cũng chẳng phải người hoàn hảo, luôn có thể phạm những sai lầm và đều phải trả giá cho hành động cũng như lời nói sai trái của mình. Nếu có thì việc nhận ra sai lầm cũng là cần thiết, nên làm vì hầu hết những kẻ tiểu nhân thường tìm cách trốn tránh hoặc đổ lỗi.
 Người thật sự không có tội hoặc bản thân là người ưu tú sẽ chẳng bao giờ bận tâm xem người khác nghĩ gì vì họ luôn biết mình là ai. Hơn ai hết họ hiểu rằng, trong một ngày thì người khác nhắc và nghĩ tới họ trong vòng 5 phút là nhiều, còn lại thì họ cũng phải lo việc của chính mình.

Vì thế, điều khôn ngoan vẫn là thay vì dành thời gian nghĩ về điều người ta nói về mình thì dành chúng cho việc phấn đấu không ngừng nghỉ, tự toả ra ánh sáng, đó là cách trả lời cho tất cả.
Trong công việc cũng vậy, đôi khi chỉ bằng những câu nói ngắn ngủi như “Tôi hiểu rồi!” cho dù những gì sếp đang thao thao nói có thể khiến bạn khó chịu, cách nhìn nhận của sếp theo bạn có phần xét nét quá đáng, và những lời lẽ sếp sử dụng có phần gay gắt, hãy học cách kiềm chế cơn giận dữ đang sôi sùng sục trong bạn. Cách tốt nhất để quên đi cơn giận dữ đó là tự nhủ rằng mình đang cư xử văn minh, thoải mái đón nhận những lời nhận xét chân tình từ một người có vai vế trong công ty. Cuộc sống này, bạn chẳng cần phải chứng minh điều gì cả vì dù là điều gì bạn làm thì chỉ cần bạn biết, Trời Đất biết là đủ.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook