Vị trí và ý nghĩa của con Trâu trong 12 con giáp

Trong 12 con giáp, theo quy ước thì con Trâu được gọi là Sửu, nó đứng ở vị trí thứ hai trong 12 con giáp, vị trí của Trâu là đứng sau con Chuột (Tí). Không phải vì Trâu bé hơn con Chuột, mà vì nó bị chậm chân khi đến xếp hàng, để Ngọc Hoàng Đại Đế xếp ngôi vị.
 Sửu trong 12 con giáp của người Việt Nam không phải là Ngưu trong 12 con giáp của người Trung Quốc. Ngưu của người Trung Quốc lại là con Bò, chắc do đây là dấu vết của nền văn minh gốc du mục của người cổ đại Trung Quốc.

Theo truyền thuyết Trung Quốc cho biết Xuy Vưu có đầu là đầu bò đực và Xuy Vưu thường thường gây ra rối loạn làm cho trật tự thế giới không ổn định, vì thế mà Hoàng Đế đã trừng phạt y.

Trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc, họ dùng con bò đất để biểu thị cho giá lạnh và cứ đến mùa xuân, con bò đực lại được ném đi với ý nguyện là cầu mong cho thiên nhiên hồi sinh thuận lợi, và cũng từ đó con bò mang đặc trưng âm tính.

Trong 12 con giáp Trâu (Sửu), trong một vòng “lục thập hoa giáp” ứng với các năm thứ tự như sau: Tân Sửu ứng với đuôi số thứ tự trong bảng Can – Chi là: 01 – 21– 41 – 61 – 81; Quý Sửu ứng với các đuôi số là: 13 – 33 – 53 – 73 – 93; Ất Sửu ứng với các đuôi số là: 05 – 25 – 45 – 65 – 85; Đinh Sửu ứng với các đuôi số là: 17 – 37– 57 – 77 – 97; Kỷ Sửu ứng với các đôi số là: 09 – 29 – 49 – 69 – 89. Trên đây là các đuôi số của Sửu trong bảng Can – Chi, và theo “Tam hợp” Sử – Tỵ – Dậu, sở dĩ chúng hợp với nhau là bởi vì các đuôi số của Tỵ và Dậu cũng đều là tất cả các số trên.

Năm 2021 theo Can Chi là năm Tân Sửu, cứ 12 năm là một giáp thì đến năm Sửu tiếp theo sẽ là năm Quý Sửu 2033, và đến năm 2081 theo một vòng “lục thập hoa giáp” sẽ là năm Tân Sửu.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook