Để giải quyết vần đề phát sinh mà vẫn tận dụng triệt để lợi ích mà TDD mang lại, Dan North phát triển một mô hình mới với tên gọi: Behavior-Driven Development – BDD (hoặc ta có thể hiểu là Acceptance Test-Driven Development – ATDD). Trong đó, một vai trò mới trong việc thiết kế kiểm thử (Test Design) được đặt ra:
Thay vì chờ đợi sản phẩm hoàn thành và kiểm thử, người tester/analyst tham gia vào quá trình xây dựng mã nguồn với vai trò phân tích và xây dựng hệ thống kịch bản kiểm thử dưới góc độ ngôn ngữ tự nhiên dễ hiểu từ các yêu cầu (requirement). Đồng thời, họ giúp đỡ developer trong việc giải thích và đưa ra các phương án xây dựng mã nguồn mang tính thực tiễn với người dùng ngay trước khi bắt tay xây dựng. Người developer liên hệ mật thiết với người tester và xây dựng mã nguồn với những phương án mà tester cung cấp theo mô hình TDD. Kịch bản kiểm thử được phân chia làm 2 lớp: Lớp chấp nhận (feature/acceptance test) và Lớp đơn vị (unit test). Theo đó, kịch bản kiểm thử lớp đơn vị mang thuần tính thiết kế và phục vụ cho việc kiểm thử lớp đơn vị (Unit test) còn kịch bản kiểm thử lớp chấp nhận có thể được tái sử dụng cho quá trình kiểm thử hồi quy về sau (Regression Test) Mô hình BDD – TDD trong Agile mô phỏng bởi Paul LittleburyTừ mô hình trên ta dễ dàng nhìn nhận được sự ưu việt BDD mang lại đặc biệt là trong các dự án phần mềm lớn và phức tạp, khi cả hai khía cạnh phân hóa vai trò và chất lượng phải đi đôi. Ngoài ra, việc chạy kịch bản kiểm thử và xử lý sớm các vấn đề thiết kế ngay trong khâu xây dựng giúp giảm thiểu tối đa chi phí và công sức sữa chữa lỗi.
Trong khi khái niệm BDD mang tính lý thuyết, việc ứng dụng của nó lại đặt nặng sự thực nghiệm. Để phát huy lợi ích về thời gian trong việc xây dựng kịch bản kiểm thử, ngôn ngữ và cách truyền tải là 1 thử thách khi phải đáp ứng khả năng đọc hiểu từ cả 2 khía cạnh: tự nhiên và thiết kế. Bằng sự vay mượn từ ngôn ngữ viết User Story, ngôn ngữ Gherkin được phát triển để phục vụ nhu cầu đó với cấu trúc đơn giản, hướng đối tượng và tương đồng cho mọi kịch bản: Given – When – Then