Bạn vừa chân ướt, chân ráo bước ra khỏi cổng trường Đại học với mác một Lập trình viên trẻ tuổi, đang đi tìm “lẽ sống” cho đời. Và rồi có bao giờ bạn thắc mắc rằng con đường sự nghiệp của bạn rồi sẽ đi về đâu, khi mà hằng ngày bạn cũng chỉ miệt mài ngồi code như vậy?
Có một sự thật phũ phàng mà nhiều Lập trình viên không dám nghĩ tới đó là sự nghiệp Lập trình của họ sẽ đi tới đỉnh cao và sau đó là sự suy tàn khó thể tránh khỏi. Mọi người đều biết rằng cuối cùng các lập trình đều có thể trở thành một người quản lý. Tuy nhiên, không phải Lập trình viên nào cũng hiểu được con đường sự nghiệp của mình rồi sẽ đi về đâu.
Có một câu chuyện thú vị về hàng ngàn con sâu bướm cố gắng trèo qua một bức tường, chiều cao của bức tường đó thì chúng không biết. Vậy là chúng cứ trèo mãi, leo mãi, rơi xuống rồi lại bắt đầu, nhưng vẫn tiếp tục leo lên. Chúng không biết rằng sau này chúng có thể bay được. Và cảm giác của những Lập trình ngày nay cũng giống như những con sâu bướm đó, cứ làm cật lực theo cách của họ trong khi có nhiều cách hay hơn để vươn tới những mục tiêu trong cuộc sống.
Khi bạn ở tuổi 20, bạn thấy việc trở thành nhà quản lý thật phi thực tế, nhưng khi 40 tuổi, bạn có thể ngồi ôm cái “bụng bia” mà ngồi code cả ngày được không? Vì vậy, ngay từ khi còn là một Junior Developer, Lập trình viên cần biết được những cơ hội dành cho mình:
Junior Developer
- 0 – 3 năm kinh nghiệm (thường là sinh viên mới ra trường)
- Có thể viết các script đơn giản
- Hiểu biết cơ bản về một vòng đời ứng dụng
- Hiểu biết sơ bộ về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng
Đây là giai đoạn Lập trình viên gặp nhiều khó khăn và dễ nản lòng khi vừa bước chân vào sự nghiệp lập trình. Có những lúc bạn cảm thấy kiến thức mình có làm sao đáp ứng được yêu cầu công việc và mọi thứ “mông lung như một trò đùa”. Đôi khi, bạn lại tự hỏi tại sao mình lại chưa được thăng chức thành Senior Developer, vì cơ bản thì bạn cũng đang làm những công việc giống như họ.
Bạn nên nhớ, trước khi có thể chạy, thì chúng ta phải học cách để đi trước. Và bạn đi bằng cách học làm thế nào để lập trình. Đừng có nhảy vào tất cả các ngôn ngữ một lần mà khi mà bạn chưa học tốt một ngôn ngữ.
Senior Developer
- Với 4 – 10+ năm kinh nghiệm
- Có thể viết các ứng dụng phức tạp
- Hiểu biết về vòng đời của ứng dụng
Phần lớn trong sự nghiệp của một Lập trình viên là một Senior. Vai trò điển hình của họ là việc xây dựng toàn bộ các ứng dụng quy mô lớn. Với vai trò này, họ có thể nhảy đến một vị trí khác trong nấc thang sự nghiệp.
Lead Developer hoặc Architect
Với kinh nghiệm từ 7 – 10 năm, với các kỹ năng cơ bản giống như một lập trình viên senior. Họ được coi là “tiền bối” để junior và senior khác tìm đến để được hướng dẫn và chỉ đạo.
Mid-Level Manager (Quản lý cấp trung)
Đây thường là nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp của các kỹ sư. Vai trò điển hình của hộ là dàn xếp các nhu cầu của của product manager và project manager với những thành viên của phóm phát triển
Senior Leader (Quản lý cấp cao)
Công việc của Quản lý cấp cao là đưa ra những quyết định quan trọng và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình, để họ tin vào sứ mệnh và mục tiêu chung của công ty. Càng ở vị trí cao trong nấc thang sự nghiệp, thì họ càng ít tiếp xúc với lập trình, mà họ phải dành tất cả thời gian để tập trung vào vấn đề con người: truyền cảm hứng, tạo động lực, lãnh đạo và vạch ra chiến lược cho Công ty.
Chúng ta đang trong giai đoạn giữa một quả bom công nghệ khổng lồ; một số người thậm chí có thể gọi nó là một quả bong bóng công nghệ. Và cơ hội thì đầy rẫy đang đợi bạn. Nên hãy lựa chọn cho mình con đường sự nghiệp khôn ngoan.