Người nhân hậu luôn đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ cho họ

Có người hỏi ông tại sao sắp rời đi rồi vẫn còn phải nhắc nhở ông chủ cũ, Lý Gia Thành đáp: “Sống ở trên đời này, nếu như có thể hãy lo nghĩ cả cho người khác, không thể khoanh tay đứng nhìn người khác gặp nạn ngay trước mắt. Phát hiện ra vấn đề mà không nói, lòng tôi không yên.”

Câu chuyện thứ 1:
 Một lần, Khổng Tử tham dự tang lễ của nhà người khác, đứng ở cạnh thân nhân người đã khuất, ông cũng cảm thấy trong lòng đau khổ, thương tiếc như thể người đã mất là người thân của mình vậy.
 Khổng Tử đau thay nỗi đau của gia đình người kia, đến mức ăn cơm cũng không ngon. Sự đồng cảm mọi lúc mọi nơi đó cũng là biểu hiện của lòng nhân hậu.
Câu chuyện thứ 2:
 Năm 17 tuổi, tý phú Hồng Kông Lý Gia Thành đang là nhân viên chào hàng trong một xưởng cơ khí. Dù thành tích đừng đầu nhà máy, nhưng ông vẫn muốn đổi nghề sang làm ở một công ty sản xuất nhựa để tìm kiếm cơ hội phát triển hơn.
 Trước khi nghỉ việc, Lý Gia Thành tìm đến ông chủ của mình và nói: 
“Nghề kim khí này đang đứng trước nguy cơ rất lớn, sản phẩm làm từ nhựa sẽ nhanh chóng thay thế phần lớn sản phẩm từ gỗ và kim loại, anh nên chuyển nghề sớm để gây dựng sẵn tiền đồ, hoặc là điều chỉnh các loại sản phẩm sản xuất ra, tránh xung đột với các sản phẩm làm từ nhựa.”

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook