Tác hại khó lường của việc tức giận

Bài học từ câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta nhận ra rằng hầu hết ta đều bị cảm xúc dẫn lối, tự biến mình thành nô lệ của sự tức giận, chúng chế ngự và khiến ta làm những điều ngu ngốc cho dù trước đó chúng ta khôn ngoan, tinh ranh như thế nào đi chăng nữa.

Theo những khảo sát thực tế đã cho thấy, hầu hết những vụ phạm tội giết người đều không hề lên kế hoạch mà thường là hành động bốc phát, tức thời trong lúc tức giận. Lúc đó, tâm trí họ dường như mụ mị đi, không thể nghĩ tới hậu quả sau đó là gì, họ chỉ muốn làm gì đó để thỏa mãn cơn tức giận.

Nhiều người thậm chí còn cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà chỉ cho thấy bạn không đủ khả năng kiểm soát bản thân, thường xuyên để ngoại cảnh tác động.

Một phần vì bạn cũng không biết việc tức giận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mình. Sự căng thẳng do giận dữ thì cơ thể sản sinh và giải phóng các kích thích tố (hoóc–môn) adrenaline và cortisol.

Những kích thích tố này khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập và tâm trí xáo trộn, đồng thời lượng đường có trong cơ thể cũng tiết ra nhiều hơn để làm căng các cơ và máu lưu thông mang theo nhiều hơn các yếu tố làm đông máu. 
 Lời nói ra như bát nước hất đi không bao giờ lấy lại được, tự mình làm mất cơ hội của bản thân, tự mình hủy hoại đi mối quan hệ của mình. Vì thế, nên im lặng khi cơn sân hận nổi lên.

Giận dữ là một trạng thái kích động mạnh của con người. Nó giống như một cơn cuồng phong đang trào lên, gầm thét dữ dội nên cũng đừng lái xe trong khi đang tức giận nguy hiểm đến bạn cũng như người khác. Lúc tức giận bạn mất kiểm soát, không tập trung và tầm nhìn của bạn bị thu hẹp.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook