Nhận lỗi là việc quá khó

Mọi người ngoài cuộc thường nói: “Sai thì cứ xin lỗi là xong”, thế nhưng nếu họ ở vị trí của những người đó họ mới thấy rõ việc nhẫn lỗi khó đến nhường nào vì khi đó thường đi kèm với việc “xin lỗi” – từ ngắn gọn, có sức mạnh nhất nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm nói ra.

Thử hỏi, bao nhiêu người trong chúng ta khi “lỡ lời” dám thẳng thắn nhận lỗi, xin lỗi.  Thốt ra những lời đó, nhất là khi trong lòng không phục luôn là cảm giác khó chịu, có cảm giác mình thấp kém, yếu thế hơn. Là người ai cũng có cái TÔI thế nên đó là việc khó có thể chấp nhận, đặc biệt là đối với người hiếu thắng.

Số người chưa chịu nhìn ra lỗi lầm của chính mình trong thực tế là đa số, bởi cái TÔI của con người đã tiềm ẩn, và rất to lớn, ngay trong họ, từ khi vừa được sinh ra, mà chẳng có trường lớp, cấp học nào chịu “dạy” cho ta về điều đó cả!

Nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng, mình là hoàn hảo tự nhận là có thể lên kế hoạch cho mọi thứ và nhất định không hề phạm phải sai lầm nhỏ nào trong bất kỳ mối quan hệ, hay công việc đã làm.
Khoan nói tới chuyện Đúng – sao vì khái niệm Đúng – sai đôi lúc không rõ ràng, thì khi nếu có cơ hội trong vai trò người ép người khác phải XIN LỖI bạn thử làm ngược lại đó là THA THỨ cho họ xem sao.

Có khi lúc bạn khăng khăng cho rằng họ phạm lỗi, rồi bạn nhận được sự phản kháng dữ dội, thế nhưng bạn thử bao dung, không quá bắt bẻ lỗi lầm, cho qua, thì người ấy lại tự cảm thấy hối lỗi! 

Tại sao vậy? Vì trên một sự việc, việc tha thứ hay ép tội không quan trọng. Tha hay bắt chỉ quan trọng là khi tha để làm gì và bắt để làm gì? Tha rồi có giáo hóa được người và bắt thì có giáo hóa được người? Trên tất cả, đối với chúng ta, tha hay bắt là để học bài học giác ngộ mà thôi!

Vì thế có lẽ bài học thực sự ở đây là ở mức độ nào thì mỗi người sẵn sàng tha thứ cho nhau.  

Điều quan trọng vẫn là cả người bị ép phải xin lỗi hay người cho mình cái quyền đi ép người khác học được gì qua sự việc này mà thôi. Ví dụ như bạn mắc lỗi nhưng không xin lỗi hoặc đưa ra lời xin lỗi nửa vời sẽ làm hỏng mối quan hệ của bạn với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.  Người lãnh đạo có thể cảm thấy biện minh khi không xin lỗi về những sai lầm của họ, khiến nhân viên không phục. Thế nên học cách nhận lỗi là một phần của chiến lược lãnh đạo dài hạn hiệu quả. Một lời xin lỗi được đưa ra đúng mực và chân thành tuy không thể biến sai thành đúng nhưng có thể cho thấy bạn nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình chứ không phải vì ai hơn ai kém.

Trong cuộc sống hiện đại này, từ mọi sự việc diễn ra vẫn luôn là điều mỗi người cần phải tự học, chẳng ai có thể ép bạn hay thay đổi được bạn ngoài chính bạn.

Học cách nhận lỗi là một môn học cấp thiết, cốt lõi, trong những cách học làm người, nó song hành cùng nhiều đức tính như từ bi, khiêm tốn, nhẫn… vậy. Biết nhận lỗi là một đức tính tốt để tự rèn luyện, bởi “Ngu mà tự biết mình ngu là trí; ngu mà xưng rằng trí, đó mới thật là ngu”^^

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook