1. Nhãn in trên hộp giày
Nhãn in trên hộp là yếu tố quan trọng để nhận biết giày giả, nhưng hàng fake cũng có nhãn thì phân biệt như thế nào. Phần lớn nhãn được dán hoặc in trên hộp FAKE thường quá lớn hoặc in sai vị trí. Font chữ có thể quá lớn hoặc quá nhỏ. Ngoài ra tên của giày được in trên hộp thường thiếu mất từ khóa. Ví dụ bạn đang mua một đôi retro Jordan 4, nhưng trên hộp chỉ ghi Air Jordan 4, nếu để ý bạn sẽ thấy chữ “retro” bị thiếu. Hơn nữa trên phần tem của hộp còn thể hiện màu của đôi giày bên trong, tuy nhiên với giày giả thì có thể phần thông tin này không được thể hiện trên hộp hoặc thông tin về màu sắc trên hộp không trùng khớp với mẫu trong hộp.
2. Tem trên phần lưỡi gà
Luôn kiểm tra tem bên trong lưỡi giày để chắc rằng mọi thông số cũng như số seri trùng khớp với thông số được in trên hộp giày để tránh trường hợp kẻ gian tráo giày giả vào hộp thật. Ngoài ra chữ trên giày fake thường mờ, nhòe, không sắc nét và trông rất dại.
3. Mùi giày
Điều này nghe có vẻ hơi lạ, nhưng giày thật thường có mùi đặc trưng. Những đôi giày được sản xuất bởi các công ty và nhà máy chính hãnh thường có mùi mà bạn có thể nhận ra. Điều này chủ yếu là vì chất liệu và keo mà các hãng này sử dụng. Trong khi đó những đôi giày FAKE được làm từ chất liệu rẻ tiền và không đảm bảo chất lượng, nên bạn thể nhận thấy mùi của những đôi giày giả không giống với mùi những đôi giày hàng chính hãng. Nếu không tin bạn hãy thử so sánh mùi của một đôi giày thật mua tại các store với một đôi giày giả với giá rẻ đến bất ngờ, bạn có thể thấy được mùi của chúng hoàn toàn khác nhau.
4. Kiểm tra hộp đi kèm
Kiểm tra hộp đi kèm với giày, hầu hết những chiếc hộp giả thường sẽ rất mỏng và có thể nhiều trầy xước. Tuy nhiên, hộp bị trầy xước chưa nói lên được đây là một đôi giày giả. Thỉnh thoảng hộp fake có màu kì lạ hay hộp không có in tem, mác gì cả, có thể là hộp không phải là hộp của dòng sản phẩm đang được chào bán hoặc hộp quá nhỏ đối với những đôi có size lớn. Các nhà sản xuất luôn sản xuất ra những chiếc hộp vừa và có đủ chỗ cho đôi giày cỡ lớn, nên không có trường hợp giày thật bị bẻ cong hay uốn cong cho vừa với hộp.
5. Xem xét về độ tin cậy và uy tín của người bán hoặc web bán hàng
Trước khi mua hàng trực tuyến hãy xem xét tính hợp pháp của người bán và shop bán hàng online đó. Những lúc này bạn có thể tìm xem feedback (phản hồi) và rating (đánh giá) của người mua hàng đối với web đó, còn nếu mua hàng trên ebay, hãy tìm hiểu thông tin về người bán và các mặt hàng họ rao bán. Ngoài ra nếu người bán hoặc web giảm tới 50% so với giá gốc, thì bạn cũng nên đặt một dấu chấn hỏi với điều này. Trừ khi bạn mua tại các store ủy quyền hay store uy tín vào dịp sale mạnh. Do đó để chắc chắn hãy so sánh giá mà người bán đưa ra với giá được đăng lên của các cửa hàng ủy quyền hoặc trên trang web chính của hãng giày đó.
6. Kiểm tra hàng trước khi quyết định mua
Khi mua hàng online, có thể người bán chỉ chấp nhận thanh toán giao dịch qua thẻ, điều này không có nghĩa là giày fake. Tuy nhiên nếu người bán hay cửa hàng của web đó gần khu vực bạn đang sinh sống thì đừng ngần ngại đến tận nơi kiểm tra chất lượng giày và xem xét xem liệu có phải hàng authentic không. Vì một số đôi có giá không hề rẻ, nên cần cẩn thận khi mua, tiền trao cháo múc để tránh khi đã chuyển khoản rồi thì khó lấy lại được tiền.