Vậy vì sao ta luôn có cảm giác cô đơn dù đang ở trong đám đông vui vẻ, rộn ràng tiếng nói cười. Cô đơn không phụ thuộc vào số lượng bạn bè hay mối quan hệ mà bạn có, mà nó phụ thuộc vào cảm xúc của bạn.
Cụ thể hơn, con người thường tự dựng lên các rào cản tâm lý để thích nghi với môi trường sống, tuy nhiên, chính rào cản này có thể dẫn đến cảm giác cô lập, thậm chí là trầm cảm.
Có thể nó xuất phát từ nỗi đau quá khứ mà chính bạn không thể nào gỡ bỏ, ví dụ như bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng lên con cái làm cho chúng cảm thấy ngột ngạt, không thể chia sẻ, chính những điều này đã vô hình xây dựng lên khoảng trống “chỉ có một mình” trong mỗi đứa trẻ.
Khi trưởng thành, những những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ khiến chúng ta luôn giữ thái độ thận trọng khi tiếp xúc với người khác.
Đó là chưa kể tới việc, không ngoài ai khác chính chúng ta còn có khuynh hướng tự chỉ trích bản thân, chê bai về sự yếu kém của mình, giảm lòng tin vào người khác và chính mình, tạo vỏ bọc độc lập với xã hội.
Ngoài ra, môi trường sống cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự cô đơn: Công việc áp lực dễ làm chúng ta mệt mỏi, stress và không có mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp. Chính nó cũng là cũng làm nguyên nhân mối quan hệ gia đình trở nên xa cách.