Tự nhận xét bản thân, hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình là một cách để có được thành công, hạnh phúc không chỉ trong khởi nghiệp kinh doanh, làm giàu mà còn thiết kế, sáng tạo một cuộc sống hạnh phúc, bình an và tròn đầy như ý muốn.
Theo Tiến sĩ Kristin Neff, dẫn đầu nhóm thiết kế và nghiên cứu về tình thương với chính bản thân và cũng là tác giả cuốn Self-Compassion: Stop Beating Yourself Up and Leave Insecurity Behind, lòng trắc ẩn, tự đối tốt với bản thân là điều cần thiết để có thể hài lòng, hạnh phúc với chính mình trong cuộc sống,
Neff cho rằng lòng thương với chính bản thân quan trọng hơn so với lòng tự trọng. Theo bà, lòng tự trọng phụ thuộc vào ưu điểm hay thành tích đạt được. Trong khi đó, việc đối xử tốt với bản thân lại không phải như vậy. Khi bạn so sánh mình với những người khác và hơn hẳn người ta, thì khi đó lòng tự tôn của bạn sẽ được đẩy lên cao. Vấn đề lại nằm ở chỗ, nếu bạn thất bại hay cảm thấy mình chỉ ở mức trung bình, thì lòng tự tôn sẽ bị suy sụp.
Khi bạn tự làm tổn thương bản thân thì thật khó để thành công vì trạng thái này tiết ra hoóc môn cortisol khiến bạn rơi vào tình trạng stress, dẫn đến hủy hoại dần động lực phấn đấu của bạn. Khi biết rằng thất bại chưa hẳn là đường cùng và không phải chỉ mình nếm mùi thất bại thì bạn sẽ cố gắng hơn.
Theo Neff, người thông minh, hạnh phúc là người lubiết yêu thương, tha thứ cho bản thân thật sự mới là người có động lực phấn đấu cao hơn và có thể tự vực dậy sau thất bại. Đối xử tốt với bản thân không dựa vào cảm giác mình đặc biệt hơn người khác. Tất cả chỉ phụ thuộc vào khả năng tự đối xử với chính mình như là một con người, có quyền được yêu và được chăm sóc. Hay nói cách khác, để có lòng khoan dung với bản thân thì phải bắt đầu bằng cách đối xử với bản thân như là đối xử với người bạn thân nhất của mình.
Dưới đây là một số cách giúp ta đối xử tốt với bản thân hơn để thành công và hạnh phúc hơn trong cuộc sống, cũng như trong gia đình thường ngày.
1. Hãy cứ để bản thân cảm thấy không tốt
Tự thương lấy bản thân mình có nghĩa chấp nhận những cảm xúc tiêu cực là điều bình thường trong cuộc sống và cứ cảm nhận chúng một cách tự nhiên. Hãy gục mặt xuống gối và khóc suốt một tiếng đồng hồ khi thấy buồn. Tuy nhiên, yêu thương bản thân không có nghĩa là đắm chìm trong sự thương hại chính mình mà có nghĩa là giữ niềm vui trong tâm hồn.
2. Nói với những lời tự chỉ trích rằng “tiến lên”
Bạn không thể nói với bạn của bạn cùng một điều như nói với chính mình khi mình suy sụp. Ví dụ như “đừng trẻ con nữa”, “bạn xử lý tình huống quá kém” hay “tại sao bạn lại thất bại như thế?”… Neff cho rằng đã đến lúc tự hỏi tại sao bạn cứ tiếp tục nói những điều này với chính bản thân mình. Lần tới, khi những suy nghĩ, phán xét bắt đầu trong đầu bạn thì hãy hiểu rằng những lời tự chỉ trích này chỉ đang cố giúp bạn, không may thay, nó lại chẳng giúp ích được gì. Hãy cảm ơn những lời này, sau đó thì dẹp nó sang một bên và bước tiếp.
3. Tự viết cho bản thân một bức thư
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học kinh doanh, Thiết Kế và Quảng cáo York cho thấy rằng việc viết một bức thư với giọng điệu hài lòng cho chính mình mỗi ngày trong một tuần có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn những người khác đến tận 6 tháng sau đó. Viết nó như thể một người bạn thân, người yêu hay họ hàng viết cho bạn và đọc đi đọc lại nó để duy trì hiệu quả tinh thần của nó.
4. Không quá nghiêm khắc với bản thân
Lúc thất bại không phải là lúc để trừng phạt bản thân. Thay vào đó, cố gắng bằng một cách tiếp cận khác hay tự thưởng bản thân một món quà nho nhỏ như một ly sữa chua đá hay tắm vòi sen…. Việc tự tạo động lực cho chính mình có thể khiến thất bại trở nên ít đáng sợ hơn, từ đó giúp bạn dễ dàng đối mặt với những khó khăn trong tương lai.
5. Tạo cử chỉ âu yếm với bản thân
Là một động vật máu nóng, trong quá trình tiến hóa, chúng ta có những cảm xúc để đáp lại những động chạm nhẹ nhàng, ấm áp như hạn chế lượng cortisol ở mức thấp và giải phóng oxytocin – chất được coi là hoóc môn tình yêu. Điều này vẫn đúng ngay cả khi những đụng chạm này là từ chính chúng ta. Do đó, dùng những cử chỉ cơ thể để diễn tả sự quan tâm, âu yếm . Một khi bạn tự tạo ra những cử chỉ này cho chính mình thì bạn có thể vượt qua trạng thái stress một cách dễ dàng vì khi bình tĩnh thì tâm trí bạn cảm thấy thoải mái hơn.
6. Cổ vũ chính mình
Thử nói thành tiếng với bản thân như thể bạn đang nói với người bạn thân của mình. Khi bạn biểu lộ ra ngoài bằng lời nói sự an ủi với bản thân trong khi đang trải qua sự đau khổ chứng tỏ bạn đã xác nhận cảm giác này. Thừa nhận những cảm xúc này giúp bạn cảm thấy an toàn hơn và nhắc nhở bạn rằng cảm giác đau khổ là điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Nếu cảm thấy thật kỳ cục khi phát ra thành tiếng với chính mình thì bạn có thể tự dùng những từ an ủi mình trong đầu.