Trí khôn bắt nguồn từ đâu?

Con người tự hào về rất nhiều thứ, từ máy gia tốc hạt tới thơ ca tới Pokemon. Tất cả đều được hiện thực hóa bởi sự thông minh của con người. Chúng ta cho trí khôn như một đặc điểm như chiều cao hay sức mạnh, nhưng khi chúng ta cố định nghĩa nó, mọi thứ trở nên mù mờ. Tóm lại, trí khôn là một cơ chế để giải quyết vấn đề. Đặc biệt là những vấn đề để duy trì sự sống, tức nghĩa như tìm đồ ăn và nơi trú ẩn, tranh giành với đối thủ hoặc chạy trốn khỏi những loài săn mồi.

Trí khôn không phải chỉ là một “thứ” gì đó, mà bao gồm cả khả năng thu thập thông tin, học hỏi, sáng tạo, lập kế hoạch hay kỹ năng tư duy phản biện. Nó xuất hiện trong một lượng lớn những hành vi khác nhau. Từ bản năng như phản ứng với những bậc học khác nhau, tới những nhận thức cơ bản. Nhưng không phải nhà khoa học nào cũng đồng ý với nơi nó bắt đầu hay điều gì nên được tính như là trí thông minh. Để làm điều này phức tạp hơn nữa, trí khôn của chúng ta cũng kết nối với ý thức bởi nhận thức cũng giúp ích với việc giải quyết vấn đề.

Trí thông minh không được định nghĩa rõ ràng, cho nên chúng ta có thể cho rằng nó như một bộ kỹ năng linh hoạt: “Một chiếc hộp dụng cụ”.

Dụng cụ cơ bản nhất trong “hộp dụng cụ trí khôn” là khả năng thu thập thông tin, lưu giữ và học hỏi.Đầu tiên, thông tin về thế giới xung quanh được thu thập qua những giác quan như chúng ta đã biết thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác hay xúc giác và giúc chúng ta định vị hay phản ứng với thể giới bên ngoài một cách hợp lý hơn. Nhưng vật thể sống cũng cần theo dõi trạng thái của cơ thể chính mình, giám sát những thứ như cơn đói hay sự mệt mỏi. Thông tin là nền móng cho hành động của bất cứ sinh vật sống nào, thiếu nó, bạn đang phó mặc mạng sống của mình cho mọi thứ xung quanh, và không thể phản ứng lại một cách chính xác.

Thông tin còn mạnh mẽ hơn khi chúng ta giữ lưu giữ nó, nên “dụng cụ thứ hai” chính là trí nhớ. Trí nhớ là khả năng lưu trữ và sử dụng thông tin, để mỗi khi sinh vật sống không phải bắt đầu lại từ đầu mỗi khi nhận được một điều gì liên quan. Ký ức có thể là về sự kiện, địa điểm, và những sự kết hợp nhưng cũng có thể hành vi như săn bắt hay phương thức kiếm ăn.

Một số điều, như bay, cần phải được lặp đi lặp lại cho tới khi chúng thành thạo. Hành động đó chúng ta gọi là “học tập”, là quá trình của việc xâu chuỗi với nhau những dòng suy nghĩ hoặc hành động. Về cơ bản thì là một chuỗi những hành vi có thể lặp lại,tùy chỉnh và có thể thích nghi.
Ba “công cụ” trên khiến những sinh vật trông có vẻ ngu ngơ có thể hành động một cách thông minh đến bất ngờ. Tế bào khuôn nhờn, tức chỉ là một tế bào to lớn lại có thể hành vi tương tự như một con vật với bộ não đơn giản. Khi đặt thức ăn ở bên kia một ma trận để cản đường, tế bào này vươn ra xung quanh với các nhánh và đánh dấu đường đi của chúng. Khi tiếp tục tìm kiếm xung quanh chúng sẽ rút năng lượng và tránh những nhánh đã đi tới đường cụt để tìm tới nguồn thức ăn. Thay vì mù quáng đâm đầu vào ngõ cụt, chúng thích nghi hành vi để tiết kiệm thời gian và nỗ lực. Những hành vi này là bẩm sinh và các nhà khoa học không rõ rằng nó có được cho là trí khôn hay không, mặc dù nó đã cho tế bào kia một lợi thế không nhỏ.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook