Các phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả nhất

Chúng ta thường quan niệm rằng một người có trí nhớ tốt là do khả năng bẩm sinh, nên không cần phải rèn luyện trau dồi. Nhưng thực tế thì để có một trí nhớ tốt chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên. Vậy rèn luyện như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Trí nhớ là gì?
Trí nhớ bao gồm việc thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin và hồi tưởng thông tin. Khi tập trung đọc hay nghe chúng ta có thể thu nhận toàn bộ thông tin, việc lưu trữ thông tin của bộ não con người cũng giống như lưu trữ thông tin trong máy tính vậy – thông tin sẽ không bị hao mòn, tuy nhiên hầu hết mọi người thường gặp khó khăn trong việc hồi tưởng thông tin.

Các phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng : Trí nhớ không phải là một năng khiếu bẩm sinh mà do được rèn luyện. Bạn có thắc mắc rằng tại sao nhân viên thư viện lại có thể tìm được một cuốn sách trong hàng triệu cuốn sách chỉ mất vài phút không? Đó là do cách họ sắp xếp thông tin và kết nối thông tin một cách hợp lý. Vậy chúng ta có thể làm như họ có thể rèn luyện phương pháp sắp xếp thông tin để tăng cường trí nhớ được không? Câu trả lời là chúng ta hoàn toàn có thể. Vậy làm thế nào để rèn luyện trí nhớ tốt, bạn hãy áp dụng các phương pháp sau nhé.

Phương pháp ghi nhớ
Ghi nhớ là một kỹ năng và khả năng quan trọng, cần thiết được chúng ta sử dụng trong cả cuộc đời. Ghi nhớ đóng vai trò cần thiết hơn cả trong nhóm các chức năng tri giác, có trong các việc như đọc, lập luận, tính toán.

Bí quyết để có trí nhớ tốt là cách ghi nhớ “biến những thứ cần ghi nhớ thành thứ không thể quên, biến chúng thành thứ gì đó kỳ lạ, hài hước hoặc có liên quan gần gũi”. Ví dụ, gắn tên của một người bình thường với một nhân vật nổi tiếng, chẳng hạn như nếu gặp ai đó tên là Elizabeth, hãy tưởng tượng người đó là nữ hoàng đang đeo vương miện trên đầu. Tất các các hoạt động bạn làm như vậy sẽ giúp tạo ra những kết nối mới giữa các tế bào thần kinh khác nhau trong não bộ và giúp trí nhớ bạn sẽ được cải thiện hơn.

Phương pháp tập trung cao độ

Giữ được sự tập trung của bản thân vào một việc cụ thể nào đó có thể duy trì sự chú ý ngay cả xung quanh bạn sẽ rất ồn ào và bị ngắt quãng sẽ giúp bạn rèn luyện một trí nhớ tốt.

Bạn có thể rèn luyện tập trung bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày, nhưng cũng đừng nên cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, mà tập trung vào các thông tin bạn muốn ghi nhớ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ kĩ nó sau này. Trong thực tế, nó có thể giúp bạn nhớ những điều cụ thể, thậm chí nếu bạn không nhớ chính xác, bạn chắc chắn sẽ thấy quen thuộc nếu bạn tập trung.

Phương pháp nhận thức thị giác
Bạn có thể rèn luyện trí nhớ bằng việc phân tích các thông tin về mặt thị giác ngay trong môi trường sống của bạn. Ví dụ bạn vào một căn phòng tìm 5 đồ vật và cố gắng ghi nhớ vị trí của chúng, sau đó đi ra khỏi phòng bạn nhớ lại 5 vật đã chọn và vị trí chính xác của chúng, điều này rất đơn giản phải không nào, hãy tăng khoảng thời gian lên nào, 2h sau bạn có nhớ ra chúng không, tiếp theo là 12h, 24h bạn vẫn nhớ chính xác tên đồ vật và vị trí của nó, thì trí nhớ của bạn đang được rèn luyện ngày càng tốt hơn rồi đấy.

Bằng cách nhận thức thị giác này hãy luôn ghi nhớ lại mọi điều bạn có thể thấy được trước mặt và hai bên nằm trong tầm nhìn của bạn, hãy luôn bắt mình nhớ lại và ghi ra nhiều lần, cách này sẽ giúp bạn phải sử dụng trí nhớ và rèn luyện cho não mình khả năng tập trung vào những điều ở bên xung quanh bạn.

Phương pháp liên tưởng

Người ta thường rất dễ nhớ những vấn đề đã biết rõ, và rất khó khăn trong việc nhớ những điều chưa từng biết bao giờ, để ghi nhớ lại vấn đề chưa từng biết bao giờ thì liên tưởng là một phương pháp hữu ích để rèn luyện trí nhớ. Khi gặp một việc cần nhớ mà bạn chưa quen thuộc với nó bao giờ hãy liên tưởng móc nối nó đến những vấn đề bạn đã biết rõ và có liên quan đến nó bạn sẽ rất dễ nhớ và nhớ rất lâu đấy.

Bạn chưa hình dung ra phải không như thế này nhé, bạn có nhớ độ cao của Phan xi Păng là bao nhiêu không, chắc chắn bạn đã từng biết nhưng giờ không nhớ nổi đúng không nào, thế còn số Pi thì chắc chắn bạn nhớ phải không là 3,14 nhỉ. Thế thì bạn chỉ cần nhớ số Pi và thêm vào số 3 cuối của số Pi tức là 3.143 m đó chính là độ cao của Phan xi Păng rồi đấy, chắc chắn bạn sẽ nhớ suốt đời, phương pháp liên tưởng này rất hiệu quả trong trường hợp này phải không.

Phương pháp lặp đi lặp lại

Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.

Sử dụng bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó, “ sắp xếp” ý nghĩ của bạn.

Dùng sơ đồ tư duy không những giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp bạn sáng tạo hơn, có một cái nhìn tổng thể về một vấn đề nào đó. Vì vậy, hãy tìm hiểu phương pháp rèn luyện trí nhớ bằng bản đồ tư duy, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều đấy.

Học những điều mới

Nhiều người cho rằng, chỉ khi còn đi học chúng ta mới cần học những điều mới, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nếu bạn ngưng học hỏi trong một thời gian dài thì trí nhớ của bạn cũng dần dần bị giảm sút, các kiến thức tích lũy trước đó cũng bị mất dần theo thời gian. Vì vậy, hãy trau dồi kiến thức mới mỗi ngày bằng cách đọc sách hay học ngoại ngữ hoặc có thể là các môn bạn yêu thích. Những việc làm ấy sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện trí não để giúp bạn không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình đấy.

Để có một trí nhớ tốt thì việc rèn luyện trí não mỗi ngày là một việc không thể thiếu, nó không chỉ giúp cho công việc của bạn được thuận lợi mà còn là cách làm cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn giảm các bệnh về não như suy giảm trí nhớ, chứng hay quên… Vì thế, đừng để bộ não của bạn già đi trước tuổi, trí nhớ mất dần do sự lười biếng của chính mình bạn nhé.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook