*Tổng kết kiến thức học được hôm nay:
– Lặp biết trước số lần lặp sử dụng For
– Lặp không biết trước số lần lặp sử dụng While
– Lặp Do/While khác với While là ít nhất thực hiện 1 lần trước khi kiểm tra điều kiện lặp.
* Một số bloger và trang web tham khảo:
-toidicodedao
-codeholiguy
-kipalog
-viblo
-Medium.com
-Quora
- Số nguyên tố:
Một số tự nhiên (1, 2, 3, 4, 5, 6, …) được gọi là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và không thể được biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên nhỏ hơn. Các số lớn hơn 1 không phải là số nguyên tố được gọi là hợp số.[1] Nói cách khác, {\displaystyle n} là số nguyên tố nếu {\displaystyle n} vật không thể chia đều thành nhiều nhóm nhỏ gồm nhiều hơn một vật,[2] hoặc {\displaystyle n} dấu chấm không thể được sắp xếp thành một hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng nhiều hơn một dấu chấm.[3] Chẳng hạn, trong các số từ 1 đến 6, số 2, 3 và 5 là số nguyên tố vì không có số nào khác có thể chia hết được chúng (số dư bằng 0).[4] 1 không phải là số nguyên tố vì nó đã được loại trừ ra khỏi định nghĩa. 4 = 2 × 2 và 6 = 2 × 3 đều là hợp số.
Ước số của một số tự nhiên {\displaystyle n} là các số tự nhiên có thể chia hết được {\displaystyle n}. Mọi số tự nhiên đều có ít nhất hai ước số là 1 và chính nó. Nếu nó còn có thêm một ước số khác thì nó không thể là số nguyên tố. Từ ý tưởng đó mà ta có một định nghĩa khác về số nguyên tố: đó là những số chỉ có đúng hai ước số dương là 1 và chính nó.[5] Ngoài ra, còn có một cách diễn đạt khác nữa: {\displaystyle n} là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và không có số nào trong các số {\displaystyle 2,3,\dots ,n-1} có thể chia hết được nó.[6]
25 số nguyên tố đầu tiên (tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 100) là:[7]
- 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97 (dãy số A000040 trong bảng OEIS).