Lại là OOP

Lập trình hướng đối tượng là cách tiếp cận tập trung vào việc mô hình hóa dữ liệu, khi xử lý vấn đề, ta sẽ chia thành các dối tượng để xử lý, các đối tượng sẽ có thuộc tính và phương thức. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như dễ quản lý, dễ nâng cấp, bảo mật, tiết kiệm tài nguyên, tái sử dụng,… Nói thì thế thôi, chứ khi bắt tay vào làm bài thường chẳng biết làm sao, cụ thể là mình rất khó để xấy dựng được một đối tượng với các phương thức hợp lý, mình mới làm được việc nếu các đối tượng ra, gắn co nó vài thuộc tính, phương thức cơ bản nhất, rồi khi váo bài, nếu thấy cần gì thì sẽ viết function để làm, nếu được lại ném function vào trong class 🙂
Một ví dụ là bài quản lý sinh viên hay nhân viên, khi đã được hướng dẫn làm các chức năng như tạo, xóa , khi được yêu cầu làm chức năng edit khi biết được index của dối tượng cần edit, mình bắt tay ngày vào và mất cả tối để tìm cách viết một phương thước edit nhưng vẫn không hợp lý, cuối cùng mình chỉ dùng các phương thức đã có để hoàn thành mục đích của bài. Và hôm sau khi A Luân chữa bài, điều đầu tiên anh làm không phải là bắt tay vào viết phương thức edit ,à là viết một phương thức lấy thông tin từ dối tượng có chỉ số index, rồi sau đó mới đến phương thức edit, lúc này quay lại bài mình, có lẽ lý do mình viết mãi không được vì mình đã cố làm cả hai việc một lúc, việc này làm phương thức rất lủng củng, và khi dùng nó vào bài gặp rất nhiều hạn chế và lặp code, tức là các việc đã làm trong phương thức lại làm lại bên ngoài, 🙂
Vấn đề lúc này với mình là làm xao để xây dựng các class hợp lý, và ngay cả trong các class đó, làm xao để xây dựng các thuộc tính và phương thức cần thiết 🙁

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook