C1019i1_Trần Văn Hải

Cấu trúc điều kiện (rẽ nhánh) trong JavaScript

Sau những bước đầu tiếp xúc với một trong những cấu trúc câu lệnh quan trọng và được sử dụng phổ biến trong lập trình là cấu trúc điều kiện thông qua những ngày tiếp xúc với các bài học trên code.org và lưu đồ cùng mã giả, cuối cùng hôm nay lớp C1019i1 cũng được chạm tay vào những dòng code với cấu trúc điều kiện. Ngoài câu lệnh if với các loại như if…else, if…else…if và các if lồng nhau đã được làm quen từ trước thì các bọn em còn được học thêm những điều mới với cấu trúc điều kiện switch…case và toán tử ba ngôi.

Ngoài những lưu ý khi viết code hay các lưu ý tránh phát sinh lỗi hay kết quả không mong muốn với các câu lệnh ấy như: chú ý đóng ngoặc nhọn với các câu lệnh if, sử dụng thuộc tính default trong switch case như thế nào, tại sao cần lệnh break,… thì học viên còn được đánh giá và phân tích về cách sử dụng hai loại cấu trúc điều kiện if và switch case. Đó là khi If được sử dụng khi người lập trình muốn kiểm tra tính đúng sai của một hay một số vấn đề với số lượng ít. Trong khi switch case được sử dụng để thay thế if khi số lượng cần so sánh là quá nhiều, khi ấy, sử dụng switch case sẽ tốt hơn cho code và dễ đọc dễ hiểu vì cú pháp rõ ràng hơn. Và thường nếu các điều kiện có một giá trị xác định (so sánh bằng) thì sử dụng switch case là một lựa chọn hợp lí.

Đối với toán tử ba ngôi, nó cũng tương tự như if và switch case khi nó thực chất là một cách viết tắt của if…else với
if (điều kiện) a=biểu_thức_1; else a=biểu_thức_2; Nó khá hữu ích đối với việc thay thế những đoạn code if…else với chỉ 2 điều kiện. Cú pháp ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu, dễ sử dụng, một dạng mini của if…else là những thứ một người lập trình viên sẽ cần cho 1 phương án giải quyết vấn đề với câu rẽ nhánh đơn giản.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook