Làm thế nào để nhớ thông tin trong sách giáo trình hay bất kỳ khối tài liệu nào?

Phần lớn mọi người cố gắng đọc giáo trình theo cách đọc một quyển tiểu thuyết, họ đọc từ trang đầu tiên của chương cho đến trang cuối cùng. Cách đọc này đúng là một ý tưởng tồi, và lẽ dĩ nhiên bạn chả vào đầu được chút nào đâu. Tôi sẽ bật mí cho bạn cách để có thể đọc bất kỳ một giáo trình hay các loại sách tượng như tự vậy cũng như là các loại giáo trình online cũng sẽ hoạt động y hệt. Đây có thể là cách đọc sẽ thay đổi cuộc đời bạn.

Bước 1: Lật từng trang sách từ đầu chương đến cuối chương
Bạn chỉ cần cầm quyển sách lên, lật từng trang, từng trang một, xem có gì trên mỗi trang. Bạn chả cần đọc nó đâu, cứ nhìn xem có bức tranh ảnh gì trên đó, xem cấu trúc của trang sách như nào. Tất cả những việc đấy sẽ có bạn biết chương đó dài bao nhiêu. Bạn có thể so sánh số lượng chữ với lượng hình ảnh trong chương.
Và cách đọc trên áp dụng được hoàn toàn vào với từng Module bạn đang học tại CODEGYM. Hãy khảo qua tất cả slide của Module bạn đang học và dành chỉ vài giây mỗi trang, điều này sẽ cho bạn một cái nhìn mơ hồ nhưng đủ để biết trước bước tiếp theo là gì thay vì mỗi ngày đi học lại nhìn thấy những keyword và concept mới toanh.

Bước 2: Xem những câu hỏi ở cuối chương
Phần lớn sách giáo trình sẽ có những câu hỏi được đặt ở cuối chương. Vậy tại sao phải xem câu hỏi cuối chương trước khi đọc? Vì bạn sẽ biết được cần đọc kỹ chỗ nào truong chương sách đó. Những chỗ mà tác giả cho là quan trọng và muốn bạn cần ghi nhớ những thông tin đó.
Trong giáo trình của Codegym luôn đặt phần “MỤC TIÊU” ngay trên đầu trước khi bạn đọc tới tài liệu nào đó. Giúp bạn định hướng thông tin cần thu nạp thay vì mông lung đọc qua toàn bộ tài liệu và nhảy vào phần thực hành với lượng kiến thức dàn trải khắp nơi. Tuy nhiên sẽ vẫn có nhiều phần cần đào sâu hơn, “MỤC TIÊU” cần chia nhỏ hơn và đó chính là phương pháp tự học bạn cần phải áp dụng vào cho việc đọc tài liệu được hiệu quả hơn.

Bước 3: Quay lại đầu chương và đọc tiêu đề chương, tiêu đề từng phần hoặc bất kì dòng nào in đậm
Những tiêu đề hay tiêu đề phục được in đâm là những gì tác giả muốn bạn thấy đầu tiên. Nó mô tả những thông tin ngắn ngọn mà tác giả muốn truyền tải phía dưới. Khi đọc những dòng in đậm, bạn sẽ biết được cách tác giả hệ thông hóa thông tin của chương và tại sao những thông tin này lại nằm cùng với nhau bên trong một chương.
Bước này quá dễ hiểu và rõ ràng rồi, tìm những ký hiệu in đậm, những keyword được đánh dấu, tài liệu của CODEGYM thì ở cuối mỗi bài luôn có phần TỔNG KẾT kiến thức một bài. Hãy đọc phần này cẩn thận hơn và hệ thống lại xem mình đã hiểu những gì tác giả đang nói chưa.

Bước 4: Quay lại 1 lần nữa, đọc câu đầu tiên và cuối cùng mỗi đoạn văn
Câu đầu tiên mỗi đoạn văn để giới thiệu thông tin. Là một câu tổng quát nhanh thông tin cho cả đoạn. Và thông thường câu cuối cùng trong đoạn văn giúp bạn tông kết thông tin trong câu văn đó.Thời điểm này bạn không đọc sách một các toàn diện mà là khám phá chúng. Bạnchưa hiểu những gì bạn đọc bởi vì bạn chưa kết nối được những mảnh thông tin. Nhưng sau khi thực hiện 4 bước trên bạn đã có thể kết nối những mảnh thông tin với nhau. Một tấm bản đồ thông tin hiện ra trong não bộ của bạn. Bây giờ thì bạn đã sẵn sàng đọc từ đấu chương đến cuối chương rồi.

Giờ thì bạn sẽ tự hỏi vì sao mình phải làm nhiều việc thế này chỉ để đọc một quyển giáo trình hay một khối tài liệu mà kiểu gì bạn cũng sẽ đọc hết phải không?
Không phải ai cũng có khả năng tập trung đọc dưới sự tác động và đánh lạc hướng của mạng xã hội, sự hấp dẫn của những câu chuyện phiếm hay những video giải trí thư giãn đầu óc. Thay vì bạn phải tập trung đọc chăm chú hết đoạn chữ này đến đoạn chữ khác, cách đọc “nhảy cóc” này đưa bạn những mẩu thông tin nhỏ nhưng đủ để kích thích trí tò mò vô thức của bạn, khiến bạn hứng thú với khi bước tới những trang sách hay tài liệu tiếp theo chứ không chạy như con ngựa bị bịt mắt nữa.
Và sẽ tai hại thế nào nếu bạn mất tập trung và bắt đầu ngồi xem phim trong khi mớ tài liệu vẫn còn dang dở chưa được đọc xong bị vứt xó. Nó chẳng là gì nếu những thông tin đó được lưu vào trong đầu bạn một cách hệ thống.
Và hay luôn nhớ một điều rằng “Cơ sở của việc học là sự lặp đi lặp lại”.

1 comments On Làm thế nào để nhớ thông tin trong sách giáo trình hay bất kỳ khối tài liệu nào?

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook