1. “Ăn” thật nhiều kiến thức
“Ăn ngấu nghiến” kiến thức bằng cách đọc là vô cùng hiệu quả. Việc lập trình cũng giống như giải toán, có rất nhiều cách khác nhau để đi đến cùng đáp án. Mỗi lập trình viên cũng đều có cách riêng mình để viết nên một chương trình.
Ở đây không gói gọn trong việc đọc sách, thời đại công nghệ thông tin mà chỉ dùng sách để bổ sung kiến thức, e rằng chưa đủ. Đã là dân IT bạn nên tìm hiểu những thứ mới mẻ trên pluralsight, courser, udemy…, hãy đọc thật nhiều từ Quora và tham khảo từ Github !
Blog? Tại sao không, chia sẻ từ chính những guru trong ngành nói về chuyện coding của họ sẽ thật và “thẩm thấu” nhiều hơn cho đến khi gặp vấn đề tương tự chắc chắn rằng, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để tìm hiểu lại từ đầu. Sẽ bớt căng thẳng và bối rối đấy!
2. Code. Code. Code
Đừng chỉ đọc, 1 lần đọc không bằng 3 lần code. Hãy thực hành ngay lập tức và cho những dòng code của bạn được chạy. Mỗi lần chạy code sẽ giúp tư duy lập trình của bạn tốt hơn một cách tự nhiên, hiểu được tính logic của dòng code. Tất nhiên nó chỉ hiệu quả khi bạn tự ngồi gõ lại, còn copy paste thì hoàn toàn vô nghĩa nhé!
“Phương pháp nhai lại” này sẽ giúp mỗi lần code của bạn có trách nhiêm hơn, dòng nào chất dòng đó, vì chẳng ai muốn ngồi mò lại từng dấu “;” đúng không.
3. Suy nghĩ như một Tester
Ai cũng biết Tester như một người săn bug, vì họ không suy nghĩ theo lối thông thường, họ hay đi ngược lại vấn đề và thường xuyên hỏi “Tại sao?”.
Tò mò chính là đỉnh cao của tư duy. Mô hình 5W1H (What – Where – When – Why – Who – How) sẽ giúp sự tò mò của bạn khoa học hơn, gọi vui “5 vợ (wife), 1 chồng (husband)” cho dễ nhớ.
Ví dụ: Khi bắt đầu viết một chương trình, hãy nghĩ theo hướng như thế này:
- What: Ý tưởng là gì? Ứng dụng của nó ra sao?
- Who: Đối tượng bạn hướng đến là ai?
- Where: Bạn định phát triển chương trình của mình ở đâu?
- When: Bạn sẽ bắt đầu viết từ thời gian nào, và sẽ hoàn thành trong bao lâu?
- Why: Tại sao bạn lại muốn viết nó? Chương trình đó sẽ giúp ích gi cho đối tượng bạn hướng đến?
- How: Bạn sẽ viết chương trình như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ lập trình nào để viết? (C#, Java, Linux, Ruby…)
Khi đặt câu hỏi càng cặn kẽ bao nhiêu, trả lời kĩ bấy nhiêu thì chắc chắn mục đích để bạn code sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ cắm đầu code và phải dừng lại để xử lí những trường hợp không ngờ đến quá nhiều lần.
Ngoài ra, hãy hỏi “Tại sao?” thật nhiều lần, tự thắc mắc tự hỏi han hoặc nhờ các chuyên gia trên Quora giải đáp chẳng hạn, tư duy của con người chỉ phát triển thực sự khi có sự tò mò mà thôi.
4. Chơi game để học?!
Chơi game cũng là các học tư duy cực tốt. Nhấn mạnh là “chơi” chứ không phải “nghiện” nhé.
Chơi game trí tuệ cũng là một cách để nâng cao khả năng tư duy logic. Đây là cách để vừa giải trí vừa luyện não một cách rất hiệu quả. Các game trí tuệ rèn luyện tư duy não bộ đang rất phổ biến hiện nay bạn có thể tìm chơi đó là Rubik, Puzzle, Sudoku, Cut the ropes hay Unblock me. Đây đều là những game đòi hỏi người chơi phải phân tích và tư duy hướng chơi để vượt qua các thử thách của trò chơi.
5. Teamwork
Bạn không thể trở thành một lập trình viên đơn độc vì 99% các dự án đòi hỏi bạn phải làm việc theo nhóm. Làm việc theo nhóm giúp bạn rèn luyện tư duy lập trình, trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp với người khác. Quan trọng nhất là có cơ hội được học những cái hay của người khác. Hãy mở rộng tầm nhìn bằng cách mạnh dạn tham gia vào những dự án có nhiều người cộng tác. Điều cần thiết là học cách làm việc của người khác và học cách tư duy khi là người khác. Sản phẩm của bạn tạo ra sẽ không còn mang tính cá nhân mà sẽ thích hợp với nhiều người hơn.
Hãy đứng trên cách người dùng và tạo ra một sản phẩm hit đi nào!
Trên đây là 5 cách để bạn rèn luyện và trau dồi tư duy lập trình, Tuy dễ hiểu, dễ làm nhưng để hình thành thói quen thì phải kiên trì không ngừng nghỉ. Keep calm and Code Smart!