Thời vua Càn Long, nhờ được mùa mà Chu Thánh Chương với 100 mẫu ruộng, ông có được mùa bội thu. Ông còn bỏ ra nhiều tiền mua thêm nhiều thóc về dự trữ và ông sở hữu khoảng 480.000 kg (tính theo đơn vị hiện tại). Nhưng ngay năm sau đó, ở đâu cũng mất mùa, cả hai vụ lúa trong năm đều không được là bao và giá tăng lên vùn vụt, ông Chu Thánh Chương vẫn nhất quyêts không bán đợi đến mùa Đông thương nhân không có cách nào đi lại bằng thuyền được, hơn nữa toàn bộ thóc gạo cũng đã được tiêu thụ hết, chỉ có duy nhất gia đình Chu Thánh Chương là còn thóc dự trữ. Ông đợi khi nhiều người hỏi mua mới đưa ra giá cao là mỗi một thạch (120 kg) đổi một mẫu ruộng, hơn nữa trong thóc còn trộn lẫn cả trấu. Mấy năm sau, với cách buôn bán này, tiền bạc nhà Chu Thánh Chương chất cao như núi. Việc làm ăn phát đạt là thế nhưng vì mãi không sinh được một đứa con trai nối dõi tông đường nên ông thường xuyên cầu nguyện. Năm ông 68 tuổi mới có con nên đặt tên cho nó là Sáu Tám. Khi cậu bé lên 10 thì Chu Thánh Chương qua đời. Tiền bạc sẵn có trong nhà, Sáu Tám cho rằng vừa ăn vừa phá còn không hết nên anh chẳng coi tiền bạc là gì và ngày nào cũng mang tiền đi chơi cho hết mới về.
Lợi dụng tính cách ngờ ngệch của cậu, nhiều kẻ tham thường đến vay thóc nhưng không trả và thóc cứ thế vơi dần. Hơn nữa, cậu ta còn là người đam mê bài bạc, và rồi anh bắt đầu phải bán dần tài sản đi để trả nợ. Họ ép giá thật thấp vì biết anh đang cần tiền, khiến cho chỉ trong mấy năm sau đó, toàn bộ ruộng đất nhà Sáu Tám đã không cánh mà bay.
Trước khi Sáu Tám qua đời, gia tài của ông không còn lấy một ngôi nhà hay một mẫu ruộng. Kể từ đó, người dân trong vùng mỗi lần trách mắng con cái là phá gia chi tử thì đều lấy chuyện của Sáu Tám ra làm gương.