1. DOM là gì ?
DOM là viết tắt của chữ Document Object Model, dịch tạm ra là mô hình các đối tượng trong tài liệu HTML.
Như các bạn biết trong mỗi thẻ HTML sẽ có những thuộc tính (Properties) và có phân cấp cha – con với các thẻ HTML khác. Sự phân cấp và các thuộc tính của thẻ HTML này ta gọi là selector và trong DOM sẽ có nhiệm vụ xử lý các vấn đề như đổi thuộc tính của thẻ, đổi cấu trúc HTML của thẻ, …
Các thẻ HTML sẽ được quản lý trong đối tượng document, thẻ cao nhất là thẻ html, tiếp theo là phân nhánh body và head. Bên trong head thì có những thẻ như style, title, … và bên trong body thì là vô số các thẻ HTML khác.
2. Các thể loại DOM trong Javascript
Việc xử lý và làm việc với đối tượng HTML rất phức tạp và đa dạng, chính vì vậy javascript có cung cấp cho chúng ta nhiều phương thức, đối tượng và mỗi thành phần như vậy sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt. Sau đây mình sẽ liệt kê danh sách chia nhóm và trong những bài học tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nó nhé.
Danh sách chia nhóm DOM:
1.DOM document: có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ các thành phần trong tài liệu của website
2.DOM element: có nhiệm vụ truy xuất tới thẻ HTML nào đó thông qua các thuộc tính như tên class, id, name của thẻ HTML
3.DOM HTML: có nhiệm vụ thay đổi giá trị nội dung và giá trị thuộc tính của các thẻ HTML
4.DOM CSS: có nhiệm vụ thay đổi các định dạng CSS của thẻ HTML
5.DOM Event: có nhiệm vụ gán các sự kiện như onclick(), onload() vào các thẻ HTML
6.DOM Listener: có nhiệm vụ lắng nghe các sự kiện tác động lên thẻ HTML đó
7.DOM Navigation dùng để quản lý, thao tác với các thẻ HTML, thể hiện mối quan hệ cha – con của các thẻ HTML
8.DOM Node, Nodelist: có nhiệm vụ thao tác với HTML thông qua đối tượng (Object)
Như vậy ta có tổng cộng 8 loại thường được sử dụng như trên.
Và việc xử lý các thẻ HTML rất là ảo diệu và tuyệt vời cho nên website nào cũng phải sử dụng nó. Trong thực tế các Libraries như jQuery vẫn sử dụng các thể loại DOM này , ví dụ sự kiện click(), hover() thì bản chất nó chính là thuộc nhóm Event + Listener.