Bí quyết rèn luyện kiềm chế cảm xúc của bản thân

Ai cũng biết cảm xúc của bản thân là điều khó kiềm chế nhất. Điều này không sai, tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào bạn cũng nên để cảm xúc dẫn dắt. Bởi những cảm xúc bốc đồng, khó cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, giận dữ… có tác động rất lớn đến cuộc sống của bạn.

Cảm xúc quan trọng như thế nào ?

Cảm xúc hay xúc cảm của bản thân là nền tảng để bạn tìm hiểu chính mình và là chất keo xúc tác kết nối mọi người với nhau. Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể suy nghĩ sáng suốt và quản lý sự căng thẳng, tạo cho bạn sự tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu bạn không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ rơi vào nhầm lẫn, cô lập và hay nghi ngờ. Nếu biết cách quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ có nhiều hạnh phúc hơn và có những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn:

  • Nhận biết bạn là ai: những gì bạn thích, những gì bạn không thích và những gì bạn cần.
  • Hiểu và cảm thông với người khác
  • Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ
  • Quyết đoán hơn: Có được quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bạn.
  • Có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu.

Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động nhận thấy và đọc các tín hiệu khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội.

Luyện tập kiềm chế cảm xúc như thế nào?

Để kiềm chế cảm xúc đầu tiên bạn phải luyện điều tiết tâm trạng của mình, tránh những suy nghĩ tiêu cực vì nó có thể khiến bạn không còn đủ nghị lực để hành động

1. Tập trung vào giải pháp

Nếu bạn quá chú tâm vào vấn đề mình đang đối mặt chỉ tạo ra một cảm xúc tiêu cực kéo dài, gây cản trở sự tự chủ của chính bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những hành động bạn sẽ thực hiện để cải thiện bản thân và mọi việc xung quanh, từ đó nó sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực. Những người biết kiềm chế cảm xúc họ sẽ không chăm chú nhiều vào vấn đề, bởi vì họ biết rằng mình sẽ đạt trạng thái hiệu quả nhất khi tập trung vào giải pháp.

2. Không theo đuổi sự hoàn hảo

Trong cuộc sống, ai cũng muốn hướng tới sự hoàn hảo nhưng nếu xem sự hoàn hảo là mục tiêu thì bạn sẽ luôn bị đè nặng bởi cảm giác thất bại, khiến bạn dễ bỏ cuộc và làm giảm nỗ lực bản thân. Thay vì cứ mải mê theo đuổi sự hoàn hảo lẽ ra mình nên làm thế này thế kia thì sẽ không thất bại bạn hãy tiến về phía trước, hãy cảm thấy hào hứng về những điều bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Hãy nhớ rằng cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo cả.

3. Suy nghĩ tích cực

Vẫn biết trong những tình huống không như mong muốn của bản thân thì suy nghĩ tích cực là một việc không dễ, tuy nhiên nếu bạn cố gắng suy nghĩ tích cực cùng với những nỗ lực của bản thân thì bạn sẽ tập trung sự chú ý vào những mục tiêu của mình, khi mọi thứ trở nên tốt hơn và tâm trạng bạn thoải mái hơn bạn sẽ dễ tự chủ được bản thân mình hơn, không để cảm xúc chi phối quá nhiều. Ngược lại nếu cứ suy nghĩ tiêu cực bạn càng khó kiềm chế được cảm xúc, hãy cố gắng suy nghĩ về một điều tích cực nào đó đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra, đừng quan trọng nó to hay bé. Nếu bạn không thể suy nghĩ được điều gì từ hiện tại, hãy phản chiếu lại quá khứ và tìm kiếm nó trong tương lai. Điểm mấu chốt ở đây là bạn phải có điều gì đó đủ tích cực khiến bạn chuyển hướng sự tập trung và thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực, từ đó không bị mất đi sự tự chủ.

4. Tránh hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”

Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều lúc bạn cứ luôn đặt câu hỏi Nếu…nếu mình không hành động thế này điều gì sẽ xảy ra, nếu mình làm việc đó…thì chắc giờ đã khác rồi. Những câu hỏi như vậy sẽ khiến bạn càng thêm stress và lo lắng, hai thứ này sẽ gây nguy hại khiến bạn khó kiềm chế được bản thân. Mọi chuyện có thể có hàng nghìn kết quả khác nhau và nếu bạn càng bỏ nhiều thời gian ra ngồi lo lắng về các khả năng thì bạn càng có ít thời gian để hành động hơn. Dĩ nhiên, việc lên kế hoạch, dự đoán trước nguyên nhân và kết quả là hết sức cần thiết và đó chính là một chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây chính là cần phân biệt sự khác nhau giữa lo lắng vô cớ và suy nghĩ chiến lược.

5.Kiểm soát sự ham muốn

Những ham muốn và mối phân tâm thường có khuynh hướng dâng lên và rút xuống như cơn sóng. Khi chúng tràn tới, bạn cần tới sức mạnh tự chủ, kiềm chế bản thân để thoát khỏi những xúc cảm nhất thời. Khi cảm thấy đã đến lúc bản thân cần nhượng bộ, hãy đợi tối thiểu 10 phút trước khi đầu hàng sự cám dỗ.

Nhận thức để kiềm chế cảm xúc của bản thân là một kỹ năng, có nghĩa là với sự thực hành và rèn luyện bạn sẽ học được nó. Nhưng rất ít người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: “Bạn đang trải qua cảm xúc như thế nào?” – Nếu bạn thấy căng thẳng, tức giận, buồn bã, sợ hãi, ghê tởm… được bạn nhận biết ngay lúc nó xảy ra thì sự việc có thể đã khác. Nhưng thường thì chúng ta thường để cảm xúc trôi qua, nhưng khi cảm xúc đó gây ra hậu quả nghiêm trọng thì ta mới thấy hối tiếc! . Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc nói câu: “Phải chi lúc ấy mình biết kiềm chế cảm xúc của bản thân”.


Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook