Cùng là một câu lệnh SQL mẫu, nhưng trong những yêu cầu của bài toán đưa ra khác nhau thì chúng ta cần dựa sát vào yêu cầu đề bài để đưa ra đúng đầu ra của đáp án. Ví dụ: Đề bài chỉ yêu cầu hiển thị tên, điện thoại của khách hàng, trong bảng khách hàng, nhưng khi thực hiện ta không nên dùng câu lệnh truy xuất tất cả trường dữ liệu của bảng : SELECT * FROM Customers làm như vậy vừa sai yêu cầu đề bài, vừa làm giảm hiệu năng truy xuất tới CSDL.
Có những loại câu lệnh thay đổi cấu trúc của bảng như : CREAT, ALTER, DROP và loại câu lệnh thay đổi cấu trúc của bản ghi INSERT, DELETE, UPDATE. Nếu không nắm chắc được ý nghĩa, tác dụng của từng loại câu lệnh, khi làm bài thực tế sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa các câu lệnh trên vì chúng khá giống nghĩa của nhau về tiếng Việt, nhưng thao tác với CDSL qua câu lệnh SQL lại khác nhau về cách dùng. Khi dùng các câu lệnh nên tự đặt câu hỏi khi sử dụng các từ khóa đó để tránh việc không nhớ cú pháp, nhưng dựa vào cách hiểu logic và yêu cầu đề bài ta vẫn có thể viết nên câu lệnh hoàn chỉnh. Ví duj: khi dùng câu lệnh UPDATE thì ta tự đặt câu hỏi update (cập nhập) cái gì ? thành cái gì ? ở đâu ? Trả lời được các câu hỏi đó sẽ giúp ta đưa ra được cú pháp một cách thực tế và dễ hiểu, đúng để thực thi theo yêu cầu đề bài. Cách học kia cũng là một cách giúp chúng ta hiểu sâu hơn và nhớ được lâu hơn về ý nghĩa, tác dụng của từng câu lệnh hay từng khái niệm, định nghĩa một vấn đề, bài học nào đó. Khi đi phỏng vấn chúng ta sẽ phải đối mặt với các câu hỏi dạng Hiểu tức là giải thích được câu hỏi Why ? chứ không chỉ đơn thuần dựng lại ở khái niệm nó là cái gì What ? và không giải thích được vấn đề đưa ra có ý nghĩa, tác dụng gì ? Từ việc hiểu được vấn đề, khi gặp các dạng bài khác nhau, ta có thể dễ dàng vận dụng cái hiểu để giải quyết vấn đề theo đúng yêu cầu, chứ không chỉ dập khuôn theo cú pháp mẫu .