Mảng.
Mảng là một loại biến đặc biệt nơi có thể lưu trữ nhiều giá trị thay vì một như các biến thông thường. Vì vậy, chúng thường được sử dụng khi ta cần lưu trữ dữ liệu số lượng lớn, khi mà việc lưu trữ bởi biến riêng trở nên quá cồng kềnh và tốn tài nguyên. Một mảng luôn mang đặc trưng bởi tên, phần tử, chỉ số và độ dài- hay số phần tử của mảng. Với các phương thức đặc trưng để xử lí trên mảng như: push, pop, shift, unshift,… chúng ta có thể tối ưu hóa các đoạn code và chương trình, giúp chúng ta xử lí nhiều bài toán dễ dàng hơn.
Mảng có nhiều loại, mảng một chiều và nhiều chiều. Nhưng thường xuyên được sử dụng vẫn là loại một và hai chiều. Mảng một chiều cần một chỉ số để xác định vị trí phần tử trong mảng. Để biểu diễn phần tử thứ i trong mảng array, ta có array[i] . Mảng hai chiều và các mảng đa chiều khác dùng số chỉ số bằng với số chiều để xác định vị trí phần tử trong mảng.
Vd: Phần tử hàng i, cột j trong mảng array2 là a[i][j] .
Để sử dụng, thay đổi phần tử trong mảng, chúng ta dùng đến cấu trúc đã được học từ buổi trước là vòng lặp. Dùng 1 hay nhiều vòng lặp lồng nhau để duyệt và xử lí các phần tử trong mảng là một cách phổ biến và đa dụng hơn trong việc lập trình. Tuy vậy, javascript cũng cung cấp cho chúng ta 2 hàm để có thể duyệt các phần tử trong mảng với forEach() và for (let element in array). Nhưng như đã đề cập trước, chúng ta vẫn nên sử dụng vòng lặp vì tính đa dụng, dễ thao tác và quen thuộc hơn.
Một điều khá thú vị (em nghĩ, chẳng biết đúng không) là mảng và chuỗi có nhiều điểm khá giống nhau trong việc tương tác, xử lí, thành phần hay duyệt các phần tử trong đó. Chuỗi thì dễ xử lí, dễ sử dụng hơn. Trong khi mảng lại mang tính đa dạng và lưu trữ được nhiều loại dữ liệu hơn.