Thao tác xuất dữ liệu cơ bản trong java

  1. print ()

print() trong java được sử dụng để in một đoạn văn bản trên một dòng trong màn hình console đồng thời nó di chuyển vị trí con trỏ chuột đến cuối đoạn văn bản. Những lần in tiếp theo sẽ bắt đầu từ vị trí này.

2. println ()

Khác với print(),  println() dùng để in một đoạn văn bản trên màn hình console, sau khi in xong văn bản trên cùng một dòng, vị trí con trỏ chuột di chuyển xuống dòng tiếp theo.

Ngoài ra khác biệt cơ bản nhất giữa print() và println() là println() có thể sử dụng khi không có tham số truyền vào, đơn giản là thêm một dòng mới. Còn print() thì bắt buộc phải có tham số truyền vào mới sử dụng được

3. printf()

Phương thức này là một phần của lớp java.io.PrintStream và cung cấp định dạng chuỗi tương tự như hàm printf () trong C.

Sử dụng phương thức này để chỉ định quy tắc định dạng kiểu dữ liệu bằng tham số định dạng. Các quy tắc bắt đầu bằng ký tự :

 % ( ký tự chuyển đổi) + [ xác định cách định dạng đối số ].

Ví dụ:

Một số kiểu định dạng thường dùng:

          %s : định dạng kiểu chuỗi

          %d : định dạng kiểu số nguyên

          %f : định dạng kiểu số có dấu phẩy động

Thực tế là chúng ta có thể dùng printf() cho toàn bộ các hoạt động in dữ liệu ra màn hình, tuy nhiên, print và println vẫn nhanh hơn và phổ biến hơn trong các trường hợp dữ liệu không cần định dạng phức tạp.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook