Nóng giận là thói quen thông thường của nhiều người, nhưng giận mà biết điều phục cơn giận, hay chuyển hóa cân bằng cơn giận thì lại rất khó. Ý thức được như vậy, người ta đi tìm giải pháp cho vấn đề này và tha thứ bởi tha thứ là cách tốt nhất để giải thoát những căm giận trong lòng, để làm cho lòng mình được thanh thản và bình an. “Lấy oán báo oán, oán thù chồng chất Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan Nhận thức rõ hận thù sẽ làm con người tràn ngập khổ đau, mỗi khi tức giận, oán ghét nổi lên ta phải hóa giải mọi vướng mắc xấu ác, thù hận trong suy nghĩ, lời nói, việc làm, sinh hoạt hàng ngày để mình và người thoát khỏi sự khổ.
Trước khi để người khác không còn oán giận thì tự tâm chúng ta phải tập tha thứ cho những người làm điều có lỗi và tổn thương đến ta. Sống càng bao dung thì gia đình càng hạnh phúc ấm êm. Cũng giống như Đức Phật từng tha thứ cho Bạt Đà Bà La Bồ tát trong nhiều kiếp quá khứ, đã từng mắng chửi, nói xấu, ném đá hại Phật, để rồi sau này Bạt Đà Bà La Bồ tát đứng đầu 500 vị Bồ tát hội Pháp Hoa hộ trì cùng Như Lai.
Để tha thứ cho lỗi lầm của ai đó chúng ta phải tự thân nhận lỗi, hổ thẹn với lòng khi làm điều gì sai để tránh cố chấp, sai lầm thêm. “Hận thù diệt hận thù Đời này không có được Từ bi diệt hận thù Là định luật nghìn thu”. Chỉ có tình thương mới có thể hóa giải hận thù. Để tháo gỡ lòng hận thù, và không gieo rắc khổ đau cho người khác, tốt nhất ta chuyển suy nghĩ tiêu cực sang tinh thần khoan dung, rộng mở. Có như thế ta mới bước vào và mở rộng bầu không gian an lạc vô cùng tận. Nhưng việc xóa bỏ lòng sân hận không phải là dễ dàng. Nó không nằm đâu xa ngoài chính trong lòng chúng ta. Để tha thứ, chúng ta phải có kinh nghiệm về sự yêu thương và lòng vị tha. Lúc này, hãy lắng nghe lương tâm mình nói gì và nhớ lại xem chúng ta đã từng vấp phạm và đã từng nhiều lần được tha thứ, vậy chúng ta có thể tha thứ cho người vấp phạm ta hay không? Xem thêm: Những ai cần được tha thứ nhất trong cuộc đời? Khi tức giận một ai đó những điều mà chúng ta nghĩ về người đó đầu tiên là giận, nghĩ về mặt tiêu cực của người đó, nghĩ tới những thiệt hại mà đối phương gây ra cho mình, nghĩ tới việc sẽ lên án hay đưa ra sự trả đũa bằng một hành động hay một hình phạt nào đó nhằm hả cơn giận của bản thân…
Ngược lại, để tha thứ cho người đã vấp phạm đến ta khi tức giận hãy đừng làm gì cả mà hãy suy nghĩ, nghĩ về những mặt tích cực của đối phương, nghĩ đến những gì tốt đẹp họ đã làm cho mình, nghĩ đến chính mình đã từng mắc nhiều lỗi lầm và đã được tha thứ và mình cũng hãy tha thứ cho họ. Người mang tâm niệm hận thù muốn hại người khác như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, chưa hại được ai mà đã tự hại chính mình. Nóng giận là thói quen thông thường của tất cả mọi người, không ai trên đời chưa một lần nóng giận, vả chăng chỉ có các bậc đại Bồ tát thị hiện vào đời vì lợi ích chúng sinh.
Thật sự, không ai trên cuộc đời này muốn oán ghét nhau. Bởi vì, mỗi ngày sống trong sự ti hiềm, ganh đua, uất hận, thật sự rất mệt mỏi và đáng thương. Thế nhưng, làm thế nào để tháo gỡ nó lại không phải là một việc dễ dàng. Điều đó cần một quyết tâm và một quá trình tu tập bền bỉ.