[JAVA] 7 BƯỚC TỪ GÀ NON LÊN CHỦ LÒ GẠCH (Bước I)

Trước đây, mọi người cho rằng lập trình là một thứ ngoài tầm với, thứ mà chỉ có một số ít người làm được. Nhưng thời đó đã qua lâu rồi. Tới hiện tại, càng ngày càng có nhiều người muốn nắm và thuần thục kỹ năng lập trình. May mắn thay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình thân thiện với người mới bắt đầu học lập trình và Java là một trong số những ngôn ngữ đó. Hơn nữa, mạng Intercung cung cấp chúng ta một nguồn lực to lớn giúp việc học lập trình bớt rắc rối và hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong bài này, tôi sẽ cho các bạn thấy rằng con đường học lập trình từ con số 0 là toàn hoàn thực tế – tất cả những gì bạn cần là một hướng đi đúng và một vài mẹo nhỏ đó đây. Không dài dòng nữa, chúng ta sẽ cùng đến với những bước đầu tiên.

Làm sao để nâng tầm từ một người mới học Java lên tới một lập trình viên Java chuyên nghiệp?

Đi theo những bước sau đây sẽ giúp bạn lên trình và theo thời gian sẽ giúp đưa bản thân tiến gần hơn tới trình độ của những lập trình viên chuyên nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm lập trình Java.

1. Có nền móng vững chắc và rõ ràng về OOP (Lập trình hướng đối tượng)

Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng, và việc thiếu khái niệm rõ ràng về nguyên tắc OOP sẽ khiến các bạn khó nhìn ra được những cơ hội mà Java mang lại. Chúng là bất tận. Vậy nên, việc có cái nhìn sâu sắc về Java là tối quan trọng. Dù Java bắt bạn phải viết tất cả code trong một class, bạn không thực sự không đi lệch hướng khỏi lập trình thủ tục nếu tất cả code của bạn đều nằm trong một “main” class, không cần phải phân tích trang của bạn và trình bày chúng dưới dạng các lớp phân cấp có mối quan hệ tương ứng.
Ngược lại, bạn cần phải biết cách thiết kế một dự án dựa trên quy tắc Hướng Đối Tượng. Do đó, cần nắm bắt kiến thức về các nguyên tắc vững chắc, mô hình đối tượng, tính kế thừa, kiểu thiết kế và rất nhiều khía cạnh khác trong lập trình qua các cuốn sách “phải đọc”. Trong số những cuốn sách sau, tôi gợi ý các bạn làm quen với:

2. Nắm được APIs cơ bản ( Application Programming Interface – Phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau)

Các bạn có thể nắm được nắm chắc lý thuyết, nhưng sẽ rất khó khăn để đưa những lý thuyết đó vào ứng dụng nếu các bạn không có chút khái niệm nào về cấu trúc ngôn ngữ và các phương thức kết nối chính (APIs), như java.lang.*, I/O, collections, threads, JDBC, và rất nhiều thứ khác. Trong khi mà lập trình web ứng dụng sẽ cần bạn phải thuần thục công nghệ servlet và JSP (JavaServer Pages), mặc dù một số những framework hiện đại sẽ cho bạn một lợi thế to lớn.

3. Code thường xuyên. Thế thôi!!

Khi học về lý thuyết lập trình, bạn sẽ nghĩ rằng có thể cái thứ này cũng không khó như nhiều người vẫn nói. Nhưng chỉ khi bạn bắt tay vào tự code thì mới hiểu vấn đề nằm ở đâu. Lý thuyết thì quan trọng đấy, tuy nhiên, nếu bạn không thể đưa lý thuyết vào thực hành thì cũng chẳng có tác dụng gì. Vì vậy, bạn cần tự tay hoàn thành những bài tập được giao hoặc tự giao song song với việc đọc sách, xem Youtube, đọc tài liệu trên mạng và nghe có thể là nghe cả podcast lúc rảnh.
Để cảm thấy tự tin về kỹ năng lập trình của bản thân, bạn cần phải viết rất nhiều code với những nền tảng mà tôi chuẩn bị liệt kê bên dưới. Chỉ khi tập luyện liên tục và đều đặn thì bạn mới có thể mong gia tăng kinh nghiệm, kiến thức và cho phép bạn làm việc với những dự án nâng cao trong thế giới thực.
Dù vậy, để tránh việc luyện tập sai cách và rơi vào lập trình “anti-pattern”(một khái niệm để chỉ thói quen xấu trong lập trình), điều này rất dễ xảy ra nết bạn tự học lập trình trên mạng, bạn sẽ cần một người “thầy” có kinh nghiệm để đánh giá code của bạn và đưa ra lời khuyên hữu ích cũng trong quá trình tự cải thiện bản thân.

CodeGym
Bạn nên xem xét CodeGym nếu bạn muốn tập trung vào chỉ học Java. Đây là một khóa học lập trình độc nhất bằng cách bắt người học phải viết cả tấn code. Tuy vậy, nền tảng này vẫn rất thân thiện với người dùng và đưa bạn rất nhiều bài giảng cùng với hơn 1200 bài tập thực hành từ Java cho tới concurrency và framework. Khóa học được tạo ra với những kỹ thuật mới nhất, bao gồm visualization, gamification, và storytelling (sự nhắc lại, trò chơi hóa và qua kể chuyện) hướng tới việc làm cho quá trình học không bị rắc rối và quá tải.
Hơn nữa, người hướng dẫn ảo của trang web được chỉ định cho bạn sẽ kiểm tra kết quả cho bạn ngay tức khắc thay vì việc phải chờ kiểm tra. Trang web này còn có một diễn đàn. Ở đây, học viên có thể tìm được câu trả lời ngay ở những học viên khác và bàn luận về cách giải quyết mỗi vấn đề.

Image for post

GeeksforGeeks
Đây cũng là một nền tảng học tập, nơi mà các bạn có thể tự học Python, C , C++ và Java. Với nguồn lực ở đây, bạn có thể chuẩn bị cho những câu hỏi phỏng vấn và đặt chân vào những công ty công nghệ lớn, đưa những thay đổi nhỏ vào code của bạn và thử chúng, cũng như có cơ hội học trong môi trường lập trình có tính tương tác cao.
GeeksforGeeks được tạo ra giúp bao phủ mọi khía cạnh lập trình cho bạn, cho dù đó là thuật toán, cấu trúc dữ liệu hay chính kỹ năng lập trình của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn viết tốt, nghĩ thông và giải thích được tận gốc rễ vấn đề, đây chính là nơi dành cho bạn.

Image for post

Codecademy
Codecademy là một trang web giáo dục xây nên bởi cam kết tạo ra trải nghiệm học lập trình vượt bậc. Lựa chọn về ngôn ngữ lập trình ở đây là không giới hạn. Cho dù bạn muốn học Java, Python, Kotlin, Swift, Ruby hay bất kỳ ngôn ngữ nào, trang web này sẽ bao phủ hết chúng cho bạn. Và nếu bạn không chắc rằng nên bắt đầu từ đâu, nền tảng này cũng sẽ đưa bạn những bài Quiz để hướng bạn về lối đi đúng.
Trong quá trình học tập, bạn sẽ được viết những dòng code thật, có ứng dụng và được đánh giá ngay khi hoàn thành. Nhờ vào những kiến thức thu thập được, bạn sẽ sớm có thể làm việc với những dự án thật và tạo ra những trang web tương tác sử dụng được. Ngoài ra, trang web cung cấp khóa học thiên về lập trình back-end, từ đó có thể trở thành lập trình viên full-stack trong tương lai.

Image for post

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook