23h53 !!

Chạy deadline là gì? Làm thế nào để không bị trễ deadline?

Đối với những ai đã đi làm thì deadline luôn là nỗi áp lực rất lớn trong quá trình làm việc. Nếu không có cách sắp xếp và tổ chức công việc hợp lý rất dễ xảy ra tình trạng phải chạy deadline liên tục. Vậy chạy deadline là gì? Và làm thế nào để hạn chế vấn đề này một cách hiệu quả.

Bất kỳ ai cũng không muốn rơi vào hoàn cảnh phải chạy deadline mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được vấn đề này, khi biết cách hoạch định công việc hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí với các bạn một vài phương pháp cần thiết để việc chạy deadline không còn là nỗi áp lực tinh thần quá lớn trong quá trình làm việc.

Hoàn thành deadline đúng thời hạn. Ảnh hurca.com

1. Chạy deadline là gì?

Nếu deadline là một khái niệm phổ biến trong việc quản lý thời gian công việc như thế nào để mang lại hiệu quả công việc, nhằm để kiểm tra về tốc độc làm việc có đáp ứng được KPI so với mục đích được đề ra hay không. Từ đó, ban lãnh đạo công ty sẽ có những mức độ khen thưởng hay xử phạt đúng mức.

Thuật ngữ “Chạy deadline” chỉ tình trạng những người làm việc phải nhanh chóng hoàn thiện những công việc một để kịp thời gian mà cấp trên đã giao phó trước đó.

Ví dụ như bạn được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ phải viết hai bản báo cáo tổng kết nộp vào lúc 5h chiều hôm nay. Tuy nhiên, đến lúc 4h chiều bạn chỉ vừa hoàn thành xong một bản báo có mà thôi, vì vậy bạn phải cố gắng viết thêm một bản bảo cáo nữa để có thể nộp đúng theo yêu cầu của trưởng phòng đề ra. Khi đó, bạn rơi vào tình trạng chạy deadline đúng như khái niệm vừa nêu.

2. Làm thế nào để không phải chạy deadline?

Mỗi công ty đều có những deadline cụ thể để đảm bảo cho mỗi nhân viên làm việc được khoa học hơn, hướng đến mục tiêu hoàn thành công việc theo một thời gian chính xác. Điều đó, góp phần vào sự phát triển và thành công của mỗi tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu để trễ deadline bạn không những sẽ phải đối mặt với những lời trách móc từ cấp trên, sự đình trệ trong công việc, mà tệ hơn là ảnh hướng đến quá trình làm việc của rất nhiều người khác. Do đó, ngay từ lúc nhận công việc, bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp sau để không phải chạy deadline một cách mệt mỏi.

Làm tốt công tác tư tưởng

Đây được xem là bước cơ bản đầu tiên, đồng thời cũng là bước quan trọng nhất. Hãy tự làm làm tốt công tác tư tưởng của mình, đừng tạo thói quen trì hoãn kéo dài dẫn đến tình trạng nước tới chân mới nhảy, thì cũng vô ích. Vì thế, ngay khi nhận được công việc hãy tạo một checklist cần thiết, dán trên bàn làm việc để luôn nhắc nhở bản thân đừng quên những mục tiêu quan trọng.

Chi tiết hóa công việc

Ở bước này, bạn hãy dựa vào checklist mà mình đã tạo, từ đó phân tích ra những công việc chi tiết hơn. Điều này, sẽ giúp bạn tránh tình trạng khi có quá nhiều công việc tồn đọng cần phải cố gắng làm thật nhanh những vấn đề chính mà quên đi những vấn đề phụ khác gây ra những thiếu sót nhất định. Ngoài ra, khi chi tiết hóa công việc bạn sẽ thấy được cái nhìn tổng quát hơn, từ đó sắp xếp nên ưu tiên công việc nào cần phải sớm hoàn thành trước.

Đánh giá tính khả thi của deadline

Mỗi ngày luôn có rất nhiều deadline khác nhau, mà bạn phải hoàn thành nó. Vì vậy, để có thể đưa ra cách giải quyết thích hợp cho từng loại deadline, bạn nên đánh giá tính khả thi của nó. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định để phân tích xem deadline nào mà bạn có khả năng hoàn thành sớm để xử lý trước, và những deadline còn lại nên lựa chọn cách giải quyết nào là phù hợp nhất. Điều này, sẽ góp phần rút ngắn thời gian xử lý công việc của bạn, đẩy nhanh tiến độ làm việc lên cao hơn rất nhiều.

Tìm cách thương lượng phù hợp

Nếu có quá nhiều deadline trong cùng một khoảng thời gian, khiến bạn trở nên vô cùng áp lực, và không biết nên giải quyết nó như thế nào. Lời khuyên cho bạn chính là nên thương lượng với sếp, hoặc khách hàng. Trong quá trình trao đổi công việc với khách hàng và cấp trên, bạn hãy thương lượng với họ một giới hạn deadline phù hợp với mức độ khó của từng loại công việc khác nhau, điều đó giúp bạn lên kế hoạch làm việc khả thi hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể để phòng các trường hợp sẽ bị trễ deadline, nên trừ hao thời gian thêm 1 đến 2 tiếng khi trao đổi, để có thể đảm bảo mọi việc được hoàn thiện hơn nữa.

Trên đây, là một số phương pháp giúp bạn có thể cải thiện tình trạng phải bị chạy deadline không mong muốn. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn có thể có thêm một số kiến thức để ứng dụng vào thực tế công việc một cách phù hợp nhất.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook