Phân Quyền Đối Với File Trong Linux

Chào mọi người,

Đối với những người đang dùng Linux thì mình mong rằng bài viết này sẽ giúp cho mọi người thêm một chút kiến thức.

Đối với Linux có cách tiếp cận quyền truy cập file khác Window, mỗi file đều có chử sở hữu(OWNER), lớp người dùng(USER) của file và có 1 lớp nhóm(Group Class) của file. Những người dùng hệ thống nào không phải chủ sở hữu và không thuộc nhóm thì đều thuộc lớp khác. Có 3 hành động có thể được thực hiện với file là đọc viết và thực thi.

Và để thể hiện điều đó Linux cho chúng ta 2 định dạng thể hiện độ truy cập đó là :

  • Định dạng ký hiệu (symbolic notation): là một chuỗi bao gồm 10 kí tự. Một ký tự đại diện cho loại file và 9 kí tự đại diện cho quyền đọc (R), ghi(W) và thực thi (X) theo thứ tự của chủ sở hữu, nhóm và người dùng. Nếu không được phép thì biểu tượng dấu gạch ngang (-) sẽ được sử dụng. ví dụ -rwrx-xr–(Điều này có nghĩa nó là một file thông thường với quyền đọc, ghi và thực thi cho chủ sở hữu, đọc và thực thi cho nhóm và chỉ đọc cho những người khác)
  • Định dạng thứ 2 là định dạng số (numeric notation): bao gồm 3 chữ ố tương ứng với owner group và user mỗi chữ số trong khoảng từ 0 đến 7 và mỗi giá trị được tính bằng tổng các quyền trong lớp : Ta có thể hiểu ý nghĩa của từng chữ số là :
    0 : Không được phép thực hiện bất kỳ quyền nào
    1 : Thực thi
    2 : Viết
    3 : Viết và thực thi
    4 : Đọc
    5 : Đọc và thực thi
    6 : Đọc và viết
    7: Đọc, viết và thực thi.

    Vì vậy, ở ví dụ trên, -rwxr-xr– sẽ là 754 trong ký hiệu số. Đó là quyền đối với file Linux một cách ngắn gọn.

Mọi người vừa tìm hiểu qua về phân quyền trong Linux đây là link bài viết khá đầy đủ cho mọi người tham khảo thêm về các quyền phổ biến trong Linux mình chia sẻ mọi người cùng tìm hiểu.
https://quantrimang.com/phan-quyen-truy-cap-file-bang-lenh-chmod-59672

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook