Lập trình hướng đối tượng

HTML và HTML5 khác nhau ở điểm nào?

HTML được hiểu là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, Nó được cập nhật qua nhiều năm, và hiện tại chuẩn HTML mới nhất là HTML5. HTML5 cung cấp thêm nhiều tính năng hơn HTML:

  • SVG, canvas và những hình dạng vector đều được hỗ trợ bởi HTML5, khi HTML nếu muốn sử dụng hình vector chỉ có thể dùng nó trong một công nghệ khác như, Flash, VML và silver light.
  • HTML5 sử dụng web SQL databases, application cache để lưu dữ liệu tạm, trong khi đó, HTML chỉ có cache của trình duyệt được dùng cho mục đích này.
  • Một khác biệt nữa giữa HTML và HTML5 đáng nhắc đến là HTML không cho phép JavaScript chạy trong web browser (thay vì vậy nó chạy trong interface thread của browser), trong khi đó HTML5 hỗ trợ hoàn toàn cho JavaScript để chạy nền (nhờ vào JS web worker API của HTML5).
  • HTML5 không dựa trên SGML, cho phép nó tăng luật parsing, có thể tương thích mạnh mẽ hơn
  • Trong HTML5, inline MathML và SVG có thể được dùng trong văn bản nơi mà không được hỗ trợ trong HTML.
  • Một số elements lỗi thời đã bị loại bỏ hoàn toàn là: isindex, noframes, acronym, applet, basefont, dir, font, frame, frameset, big, center, strike, tt.
  • HTML5 hỗ trợ nhiều loại điều khiển form, ví dụ: ngày giờ, email, số lượng, khoảng, số điện thoại, URL, tìm kiếm, vâng vâng
  • Có nhiều element được giới thiệu trong HTML. Một vài trong số chúng là quan trọng nhất: summary, time, aside, audio, command, data, datalist, details, embed, wbr, figcaption, figure, footer, header, article, hgroup, bdi, canvas, keygen, mark, meter, nav, output, progress, rp, rt, ruby, section, source, track, video.

Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (tiếng Anh: Unified Modeling Language, viết tắt thành UML) là một ngôn ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng.

UML giúp tạo nên một cái nhìn bao quát và đầy đủ về hệ thống thông tin dự định xây dựng, giúp nắm bắt trọn vẹn các yêu cầu của người dùng

UML sử dụng một hệ thống ký hiệu thống nhất biểu diễn các Phần tử mô hình (model elements). Tập hợp các phần tử mô hình tạo thành các Sơ đồ UML (UML diagrams). Có các loại sơ đồ UML chủ yếu sau:

Sơ đồ lớp (Class Diagram)
Sơ đồ đối tượng (Object Diagram)
Sơ đồ tình huống sử dụng (Use Cases Diagram)
Sơ đồ trình tự (Sequence Diagram)
Sơ đồ cộng tác (Collaboration Diagram hay là Composite Structure Diagram)
Sơ đồ trạng thái (State Machine Diagram)
Sơ đồ thành phần (Component Diagram)
Sơ đồ hoạt động (Activity Diagram)
Sơ đồ triển khai (Deployment Diagram)
Sơ đồ gói (Package Diagram)
Sơ đồ liên lạc (Communication Diagram)

Sơ đồ tương tác (Interaction Overview Diagram - UML 2.0)
Sơ đồ phối hợp thời gian (Timing Diagram - UML 2.0)

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook