Dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không cấu trúc

Trong hoạt động thường ngày của con người, các loại dữ liệu vẫn luôn được sản sinh ra từng ngày từng giờ theo nhu cầu thiết yếu của họ. Hiện nay phần lớn những loại dữ liệu được cho là có cấu trúc chỉ chiết dưới 20% tổng số dữ liệu thu được.
Vậy dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc khác nhau ra sao?
Dữ liệu có cấu trúc là các loại thông tin, dữ liệu đã được tổ chức và sắp xếp theo các nguyên tắc nhất định, có thể dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp vì nó thường được lưu trữ trong các trường, hàng, cột và những nơi lưu trữ tương tự để có thể phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ như danh sách các đơn hàng của một shop sẽ được tổ chức và lưu trữ trong một file excel hoặc một chương trình tương tự, được chia thành các trường thông tin như:
– Số thứ tự; 1
– Mã vận đơn: FAH16S5L :
– Tên sản phẩm của đơn hàng : Chảo từ chống dính ‘
– Số lượng : 02 chiếc ;
– Tên khách hàng : Nguyễn Tường M;
– SĐT khách hàng : 0902 xxx xxx;
– Địa chỉ khách hàng : Ngọc Khánh, Ba Đình , Hà Nội ;
– COD : 350.000đ
Với dữ liệu được tổ chức sắp xếp khoa học, có trình tự như vậy, công đoạn tìm kiếm dữ liệu khi cần sẽ trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng, các dữ liệu có thể dược lưu trữ và tái sử dụng.
Ngược lại ta có dữ liệu không cấu trúc là các loại dữ liệu được sản sinh ra nhưng không được chứa đựng trong các cơ sở dữ liệu như hàng cột, excel, các chương trình… nó là dạng dữ liệu tự do, không được tổ chức, sắp xếp thành các thông tin, dữ liệu liên quan với nhau. Ví dụ như một đoạn code bình luận, một dòng tin nhắc message, một tập tin, hình ảnh, video… trôi nổi trên mạng xã hội hoặc bất cứ không gian mạng nào khác. Do nó không có cấu trúc rõ ràng và thiếu hụt về các tiêu chí tương tự nhau, tên, mác, đặc điểm… nên việc tìm kiếm, quản lý, phân tích và khai thác sử dụng loại dữ liệu này rất khó khăn và tốn kém thời gian, công sức. Cho tới thời gian gần đây, khi sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI và các thuật toán máy tự nhiên đã cải thiện phần nào việc cấu trúc lại các loại dữ liệu tự do kia để có thể sử dụng vào các mục đích cụ thể.
Bởi vậy muốn sử dụng có hiệu quả dữ liệu do chính bản thân mỗi ca nhân tạo ra, chúng ta nên tổ chức dữ liệu một cách khoa học, có trật tự thống nhất để phục vụ cho chính chúng ta trong công việc, học tập thường ngày.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook