Chương 14 : Nghề code và những điều làm nên một sự chuyên nghiệp

Những thanh niên đọc bài viết này,… các bạn học code vì mục đích gì ?

  • Sở thích ?
  • Học cho biết ?
  • Học theo phong trào ?
  • Học để sống ?

Dù sao, dù là vì mục đích gì ? Hay là bạn ở một công ty lớn/nhỏ, freelancer… Tôi nói bạn chỉ là người làm thuê, code thuê, bạn có tin không ? Làm thuê cho khách hàng, cho dự án, cho ông chủ trả cho bạn đồng lương, hay code thuê cho người sẽ vô tình cầm được ứng dụng mà bạn làm ra. Đâu thể giữ sản phẩm kín bưng trong ổ cứng phải không nào ?

Vậy cái nghề cho “mượn/thuê” tay (gõ) đó có gì đáng để suy ngẫm , Như đã nói, làm thuê, thì những gì bạn tạo ra, hẳn là không phải thuộc về bạn. Chỉ tiền sau khi hoàn thành dự án là thuộc về bạn thôi ^^ Vậy là bạn lồi mắt, trọc đầu, cuối cùng cũng không phải là người hưởng thụ ??? Vậy thì

  1. Viết có cần quan trọng việc sử dụng được lâu dài của code không ?
    • Chỉ cần bạn “diễn” vào dòng code đó thế nào để khi “ông chủ” final test, bạn qua mặt và nhận tiền, vậy là xong ??? Mặc kệ việc sau này trong lúc sử dụng, khách có bị bug hay không, hay là phần bảo trì có được thuận lợi hay không ? Tính sau đi…
  2. Cũng liên quan đến bảo trì, Hay là hãy code thật khó hiểu để được việc ? nhưng mà khâu vận hành, nếu cần debug or repair thì …
  3. Có cần review code sau khi chương trình chạy được không ?
    • Đằng nào cũng chạy được rồi, send và nhận tiền đi xả những ngày kham khổ đã :)), ok nhé ?
  4. Cần gì code đấy ? Yêu cầu gì trả lời đấy ?
    • Việc bạn làm thêm nếm ý tưởng vào bài so với yêu cầu, có thật sự tốt, có khi nào nó lại làm bạn bị chửi oan, rằng đồ thừa hơi, ai kêu làm ? rằng ý muốn của chúng tôi không phải thế …. Vậy là bạn bỏ thêm thời gian ra, để nhận lại là …

Nhân việc viết xong 1 đoạn code dài loằng ngoằng, tôi nhớ lại lời Giảng viên là phải làm SẠCH mã code, cũng bất giác nảy lên những câu hỏi như trên. Nghe hơi phản động, nhưng hãy nghĩ thật kỹ trước khi coi những dòng trên là “IQ cao” khi đi làm ở 1 doanh nghiệp mà đủ tầm cỡ và đòi hỏi ở bạn hơn cả 1 trình độ.

Việc code như thế nào, có chạy được ổn định hay không ? có dễ dàng để đồng nghiệp của bạn nắm bắt và tiếp nối được ý tưởng của bạn khi cùng hợp tác hay không nó thể hiện một khía cạnh khác về trình độ của bạn. Việc review kỹ code sau khi hoàn thành, hay thậm chí là nhờ review chéo, chỉ thể hiện bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ và nó càng làm cho sản phẩm của bạn trở nên an toàn hơn. Và việc bạn có những ý tưởng mới so với yêu cầu, hãy đề xuất nó với chủ dự án cùng với ưu nhược điểm của nó. Một ông chủ tốt không bao giờ claim nhân viên vì 1 ý muốn đóng góp, xây dựng và nghiêm túc

Có rất nhiều câu chuyện chỉ ra rằng, việc chỉ làm việc để thỏa mãn cá nhân, cuối cùng cũng chỉ mang lại tầm ảnh hưởng mang tính cá nhân. Nhưng dù bạn ở đâu, làm gì, bạn đang sống trong tập thể. ok? ^^

Thôi cố mà sửa code thôi , luyên thuyên quá rồi :)))

1 comments On Chương 14 : Nghề code và những điều làm nên một sự chuyên nghiệp

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook