UX-UI ? Chúng ta đã bỏ qua điều gì đó rất quan trọng thì phải?

Một sản phẩm công nghệ, một sản phẩm lập trình được làm ra, thứ nắm phần quyết định nhất đến thành công của sản phẩm đó là gì? Là sản phẩm, là đội ngũ phát triển phía sau, là đội marketing, hay là một thứ gì đó khác? Không ai khác, yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến thành công ấy là người dùng- đối tượng mà sản phẩm, cũng như những người làm sản phẩm hướng đến. Một sản phẩm sẽ chết nếu người dùng quay lưng với nó, khi bạn gây thất vọng hay rắc rối cho người dùng, có thể bạn sẽ chẳng có cơ hội thứ 2 để sửa sai. Làm người dùng thích thú, hoặc ít nhất là hài lòng với trải nghiệm sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích ngay lập tức. Điều chúng ta đang làm khi làm web hay app là đảm bảo người dùng có nhiều khả năng quay lại sử dụng tiếp sản phẩm của mình nhất. Tuy nhiên, đáng buồn là hiện tại vấn đề ấy đang ít được quan tâm, đặc biệt là những người mới học lập trình như bọn mình. Chúng ta có đang bỏ qua thứ gì đó rất quan trọng không?

Giữa một thế giới đầy tính cạnh tranh và nhan nhản những sản phẩm cùng công dụng, chức năng và đa dạng về mẫu mã giá cả như thế này, sản phẩm nào mang lại sự hài lòng tốt hơn cho người dùng, thì họ chọn. À, đương nhiên là họ cũng quan tâm ít(nhiều) về giá nữa, nhưng thôi, ta cứ tập trung vào chuyên môn đã. Người ta đã thống kê ra rằng, cứ mỗi 1$ bỏ ra để nâng cấp giao diện hay tăng trải nghiệm của người dùng lên sẽ thu lại 100$ lợi nhuận tăng thêm từ người dùng. Chúng ta, những lập trình viên(tương lai) đang quá chú trọng vào chức năng, quá chú trọng vào mẫu mã, giao diện bên ngoài mà đôi khi bỏ quên đi mất yếu tố quan trọng nhất-là người dùng. Và cứ thế, sản phẩm của chúng ta cứ vì không quan tâm đến 1$ lẻ đó mà đã để mất đi 100$ tiền lời mà đáng ra, chúng ta đã có nó một cách dễ dàng hơn. Làm gì khi mà giao diện của chúng ta lung linh, nhưng các chức năng lại khó sử dụng, người dùng loay hoay chẳng biết nút bấm này dùng để làm gì, làm sao để quay về trang cũ, làm sao để có thể xem chi tiết sản phẩm này,… Cứ để người dùng phải suy nghĩ, là chúng ta thua(ý mình là suy nghĩ, theo một hướng không mấy tích cực). Thề với các bạn rằng ngay cả chính các bạn khi vào một trang web mà có trải nghiệm tồi, các bạn cũng không có ý định ghé nó lần 2, trừ khi điều đó là cần thiết. Việc gì cứ phải đâm đầu vào một trang web làm mình khổ sở suy nghĩ hay một trang web có giao diện tệ hại, chức năng nghèo nàn và chẳng hỗ trợ tí gì cho người dùng trong khi ngoài kia có bao nhiêu trang web khác ‘xịn sò” hơn cho mình lựa chọn chứ? Đúng không?

Thế chúng ta đã biết việc thiết kế giao diện và tăng trải nghiệm người dùng lên là rất cần thiết, nhưng làm thế nào?
Có rất nhiều cách để làm điều đó, ở thời đại công nghệ thông tin như này, chỉ cần một nút search thôi là bạn đã thấy nhan nhản những giao diện mẫu, những bài viết về các quy tắc, những gợi ý thiết kế để giúp bạn có một sản phẩm tốt hơn. Đó đều là những điều đã được nghiên cứu, đánh giá số liệu qua rất lâu, có thể còn trước cả khi chúng ta chào đời để có thể có những đánh giá cơ bản đó, nên chúng ta cứ theo thôi. Còn nếu bạn đang ngập ngụa trong đống thông tin ấy và chưa tìm ra được đường đi cho mình thì đây là những yếu tố cơ bản về người dùng bạn cần nhớ và cần nắm.

  • Giao diện, chức năng phải hạn chế bắt người dùng phải ghi nhớ.
  • Phải để người dùng được phép sai.
  • Mỗi người dùng đều có khả năng hiểu và sử dụng khác nhau, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên khách hàng.
  • Mỗi người thích một kiểu tương tác khác nhau.

Từ đó chúng ta tạo nên các nguyên lí thiết kế cơ bản như:

  • Thân thiện với người dùng.
  • Nhất quán về nội dung và trình bày.
  • Ít bất ngờ: Đừng sáng tạo quá lố, quá khác người để tỏ ra mình khác biệt. Người dùng luôn có gặp khó khăn với những thứ khác với điều mà họ vẫn thường thấy, thường làm.
  • Có thể khôi phục được: Có cơ chế phục hồi khi lỗi, hoặc khi người dùng tạo ra lỗi.
  • Hướng dẫn người dùng: sử dụng placehoder, chỉ dẫn,….
  • Đa dạng người dùng.

Chân lý thiết kế, và cả chăm sóc khách hàng và một số(nhiều) thứ khác nữa:

1.Khách hàng luôn đúng.

2. Nếu khách hàng sai, xem lại điều 1.

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar

Facebook